CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật việt nam (Trang 26 - 29)

5.1. Biến phòng, chống tham nhũng thành hành động thực tế của cán bộ, đảngviên, công chức, viên chức và nhân dân viên, công chức, viên chức và nhân dân

Trong giai đoạn 2013-2020, dưới sự giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước được tăng cường, góp phần phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm cũng như siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, bộ máy nhà nước, đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng12. Song, cũng từ đó, ta cũng rút ra được một kinh nghiệm lớn trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm 13của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN. Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được đều mang lại hiệu quả rất lớn, và điều đó càng quan trọng hơn đối với những cán bộ, lãnh đạo cấp cao, lấy đó làm yếu tố tiên quyết để nhân dân noi gương, học tập. Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng để công tác phòng, chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 diễn biến đầy phức tạp, bên cạnh tập trung cho việc ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh, việc biến công tác phòng, chống tham nhũng thành hành động cụ thể càng là yếu tố tiên quyết, khi bên cạnh đó vẫn còn xuất hiện những cán bộ, đảng viên không gương mẫu, không phát huy vai trò xung kích đi đầu trong công tác phòng, chống dịch, thậm chí còn lợi dụng quyền hạn, nhiệm vụ được giao mà vi phạm các quy định phòng, chống dịch với mục đích trục lợi trong sử dụng, mua sắm công, nâng khống giá trị thiết bị y tế, làm thất thoát ngân sách nhà nước, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể hơn là trường hợp vụ án tham nhũng vật tư y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội)14. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đó đã ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thay thế Quy định số 211-QĐ/TW ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ

12 Nguồn:

https://noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/202012/hoi-nghi-toan-quoc-tong-ket-cong-tac- phong-chong-tham-nhung-giai-doan-2013-2020-308914/

13Bộ Chính trị, Chỉ thị 05- CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

14 Nguồn:

https://noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/202011/truy-to-nguyen-giam-doc-trung-tam-cdc-ha- noi-c ung-9-bi-can-khac-ve-toi-vi-pham-quy-dinh-ve-dau-thau-gay-hau-qua-nghiem-trong-308776/

24

làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Qua nghiên cứu một số vụ án tham nhũng điển hình cho thấy ở những Cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự lãnh đạo sâu sát và sự chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ Đảng cơ sở, buông lỏng công tác bồi dưỡng, giáo dục, kiểm tra và xử lý kỷ luật đảng viên. Chính vì thế để đảm bảo cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thực hiện theo đúng mong muốn, trước hết đòi hỏi các cấp uỷ Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong từng Cơ quan, đơn vị của mình bằng việc ra các nghị quyết, chuyên đề cụ thể hoá công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng để phổ biến tới tất cả các đảng viên; việc giới thiệu đảng viên vào giữ các chức vụ liên quan đến điều hành về lĩnh vực kinh tế, quản lý các dự án phải có sự lựa chọn đúng đắn, đề cử người có năng lực, trình độ, có trách nhiệm và có phẩm chất đạo đức tốt nhằm ngăn ngừa hành vi tham nhũng có thể xảy ra. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, cấp uỷ Đảng phải có biện pháp xử lý kịp thời, không được bao che, gây khó khăn cho Cơ quan tiến hành tố tụng mà phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ.

Việc này sẽ hình thành kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng như củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.

5.2. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiênquyết xử lý nghiêm minh, kịp thời quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời

Tham nhũng từ lâu được biết là một “căn bệnh” xuất hiện từ sớm trong xã hội loài người, ngay khi xã hội biết phân chia giai cấp và quyền lực. Sớm nhận biết những nguy cơ xuất hiện, việc quan trọng nhất trong công tác phòng, chống tham nhũng vẫn là nhất quán quan điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Theo lời phát biểu của Đồng chí Phan Đình Trạc – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương tại Phiên họp 18 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, có nói rằng: “Trong tình hình hiện nay, phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách”. Phòng ngừa tốt sẽ đẩy lùi những mầm mống của tham nhũng, qua đó góp phần giữ vững ổn định xã hội. Để bảo đảm cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cần phải phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đại biểu Quốc hội; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán Nhà nước... để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tham nhũng nhằm từng bước hạn chế loại tội phạm này trong điều kiện đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế hiện nay. Trong những năm vừa qua, nhằm phát huy toàn bộ sức mạnh tập hợp từ cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, cấp ủy các cấp đã tích cực triển khai và thực hiện đúng những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, trong đó có đặt trọng tâm vào kinh nghiệm công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm

25

_____________________________________________________________________________________

khiến công tác phòng, chống đó đi sâu vào trong tư tưởng nhân dân, qua nhiều hình thức lẫn cách thức khác nhau: lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng chống tham nhũng trong các cuộc họp giao ban, sinh hoạt chi bộ… Qua đó càng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác phòng chống tham nhũng chuyển biến tích cực. Hơn nữa, các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương cần thực hiện đúng quy định của Luật phòng chống tham nhũng, đồng thời công khai, minh bạch trên mọi lĩnh vực: Tài chính, ngân sách, mua sắm tài sản công, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các khoản huy động đóng góp của nhân dân… Việc thực hiện một cách công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị sẽ là điều kiện thuận lợi để để cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp, cơ quan chức năng biết và giám sát việc thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng.15

Song song với công tác phòng ngừa, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cần rút kinh nghiệm trong việc chủ động xây dựng, ban hành quy định về chế độ, định mức tiêu chuẩn trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, xem trọng việc kết hợp cả phòng ngừa, chủ động, và xử lí kịp thời, nghiêm minh kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công tác phòng, chống tham nhũng. Nếu như xem phòng ngừa tham nhũng là cơ bản, lâu dài, thì việc phát hiện, xử lý tham nhũng là quan trọng, cấp bách, từ việc quản lý tình hình vi phạm, tội phạm tham nhũng đến các hoạt động đấu tranh, phòng ngừa và quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm, trọng điểm, hướng vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực và những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội, đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo, hình thức, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các hoạt động đấu tranh, xử lý các vụ án tham nhũng nói trên cần tập trung vào việc phát hiện và xử lý tội phạm các vụ án đã xảy ra, đòi hỏi việc phát hiện, xử lý tội phạm phải hiệu quả, xét xử nghiêm minh trừng trị nghiêm khắc người phạm tội. 16 Cũng như bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đồng thời, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, không để phát sinh thành điểm nóng về an ninh trật tự. 15 Nguồn: https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi/View_Detail.aspx?ItemID=11156 16 Nguồn: https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/mot-so-bai-hoc-kinh-nghiem-ve-dau-tranh-phong-chon- d10-t323 2.html?Page=6#new-related 26 download by : skknchat@gmail.com

5.3. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNđồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. đồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

Đây là một trong những kinh nghiệm rút ra, với sự hoàn thiện của hệ thống chính trị, tạo hành lang pháp lý ngày càng vững chắc, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để kịp thời khắc phục những bất cập,“không thể tham nhũng”17. Phát huy tính hiệu quả của những quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và PCTN được ban hành và tổ chức thực hiện quyết liệt, đi vào cuộc sống, vừa có tác dụng giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm, tham nhũng. Đồng thời, trong công tác xử lí các hành vi tham nhũng, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác PCTN.18 Nếu có bất kỳ trở ngại nào xảy ra, cần “xử lý nghiêm minh những cán bộ không tích cực thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng19 ”, Bộ Chính trị nhấn mạnh. Thực sự chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn; xóa bỏ tình trạng đặc quyền, đặc lợi, kiểm soát có hiệu quả độc quyền của Nhà nước. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ, quyết liệt, vững chắc, phù hợp, “đúng vai, thuộc bài” của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan của Nhà nước nói chung, chú trọng phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát, nội chính của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nói riêng.

5.4. Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cơ quan và đại biểu dân cử, Mặttrận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân, cơ quan truyền thông và trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân, cơ quan truyền thông và báo chí, doanh nghiệp, doanh nhân

Việc nỗ lực không ngừng trong công tác phòng, chống tham nhũng là sứ mệnh quan trọng của cả nước, điều đó có nghĩa là, trách nhiệm ở đây không chỉ phụ thuộc vào các lực lượng đi đầu, của các cán bộ, cơ quan Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân, và ai cũng đều phải tích cực phòng, chống tham nhũng từ tận gốc rễ.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w