19 Luật PCTN quy định: “Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệthại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật” (Khoản 3, Điều 4) và “Cơ quan, tổ chức có thẩm hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật” (Khoản 3, Điều 4) và “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng; tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước; người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ” (Điều 70).
27
_____________________________________________________________________________________
Về phía cơ quan và đại biểu dân cử, theo ý kiến về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng ngày 24 tháng 10 năm 2021, đại biểu Hoàng Quốc Khánh - Lai Châu đề nghị Quốc hội xem xét, cần có quy định về giám sát của các cơ quan dân cử giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan nêu trên, trừ những nội dung thuộc bí mật quốc gia hoặc trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Từ đó mới nhận ra những sai lệch, hành vi cụ thể của đối tượng tham nhũng mà phát hiện một cách khách quan và kịp thời, tránh gây tình trạng bao che, che giấu hành vi tham nhũng. Về biện pháp phòng ngừa tham nhũng qua việc thanh toán không dùng tiền mặt, đại biểu cho rằng cần được nghiên cứu, thực hiện tốt hơn, cụ thể là cần phải có đánh giá lại, cần luật hóa, trước mắt có thể nâng lên thành pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu đủ điều kiện có thể trình Quốc hội ban hành luật để điều chỉnh lĩnh vực này.
Về phía Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, cần có trách nhiệm giám sát để tham gia phòng, chống tham nhũng. Vì giám sát, phản biện xã hội là một hoạt động cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội20
, có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, bảo vệ thể chế chính trị, góp phần vào thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong đó có việc giám sát việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các chương trình giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật trong những lĩnh vực còn gây nhiều bức xúc với nhân dân; triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp. Và để nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát trong công tác phòng, chống hành vi tham nhũng, cần chú ý, rút kinh nghiệm nhiều hơn trong sử dụng hình thức giám sát văn bản (nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền) và giám sát thường xuyên đối với công tác tổ chức cán bộ và giám sát đối với cán bộ, đảng viên.
Về phía cơ quan truyền thông và báo chí, doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là việc phát huy vai trò của báo chí trong công tác phòng chống tham nhũng, điều đó được quy định trong Điều 75 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN).21 Báo chí có
20 Nguồn:
https://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/tin-trung-uong/202109/thuc-hien-vai-tro-giam-sat-cua-mat-tran-to- quoc-viet-n am-va-cac-doan-the-chinh-tri-xa-hoi-de-tham-gia-phong-chong-tham-nhung-310016/
21Đ iều 75 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN) quy đị nh trách nhiệm của cơ quan báo chí và nhà báo trong phòng, chống tham nhũng như sau:
“1. Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.
2.Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thôngtin liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp tin liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3.Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy
định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng”.
28
vai trò rất quan trọng trong việc điều tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Báo chí có nhiều hình thức để phát hiện những vụ việc tham nhũng, chẳng hạn như qua thư bạn đọc gửi đến cơ quan báo chí, phóng viên; thông qua việc tiếp nhận các phản ánh, tố cáo của người dân, báo chí xác minh để tìm ra các tài liệu, chứng cứ xác thực để chuyển tới công luận và các cơ quan tư pháp; hoặc báo chí phát hiện những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng và thực hiện những biện pháp điều tra đặc thù của nghề nghiệp, vì vậy, việc thông qua báo chí để công tác phòng, chống tham nhũng thêm hiệu suất là một kinh nghiệm lớn được đúc kết của Đảng ta. Theo đó, việc trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ và hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí nhằm cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng thông qua các hoạt động của các tổ chức đó, và điều này phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác và kịp thời nhất có thể 22. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong các quy định mới, vẫn còn thiếu cụ thể, rõ ràng, Đảng ta cần rút kinh nghiệm nhiều hơn để bổ sung, hoàn chỉnh và thêm những hướng dẫn kỹ thuật để thi hành, thiếu các quy định về những biện pháp bảo đảm về tài chính, kỹ thuật cho việc triển khai trên thực tế. Không những vậy, cần dựa vào vai trò của Báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng23. Trên cơ sở đó, trong công tác phòng, chống tham nhũng với vai trò của công tác báo chí, truyền thông, việc cốt yếu đầu tiên nằm ở việc xây dựng một đội ngũ làm truyền thông có tâm, có tầm và có tài 24, nghĩa là chú trọng đào tạo lại các phóng viên báo chí đưa tin tham nhũng, chú trọng lương tâm của người cầm bút với đồng bào, Tổ quốc. Nhà báo có trung thực, ngay thẳng, trong sạch thì mới nhận được sự tin tưởng của người dân. Báo chí khi cung cấp thông tin cần phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự thật, phản ánh đúng bản chất vấn đề. Chẳng hạn khen ngợi, biểu dương cần đúng mực, không nên tô hồng, hoặc lên án, phê phán cũng không được phép bôi nhọ. Thứ hai, cần hoàn thiện cơ chế bảo vệ phóng viên, cơ quan báo chí, đưa tin về tham nhũng, để những phóng viên, cơ quan báo chí đưa tin đúng sự thật không mang tâm lý sợ gánh chịu hậu quả, sợ chẳng thay đổi được gì vì người bị tố cáo có chức vụ, quyền hạn và có vị thế cao trong xã hội. Cuối cùng, báo chí cần được trao quyền, nhưng đặt ở một vị trí khách quan độc lập để mà phản biện, cùng nhân dân đấu tranh phòng chống tham nhũng. Điều đó càng nâng cao hơn tính dân chủ, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc và cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bên cạnh những vấn đề như tăng cường kiểm tra, giám sát, xác lập bộ tiêu chí từng lĩnh vực nghề nghiệp, kiểm toán độc lập, liêm chính, tách công quyền ra khỏi một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng.25