Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh, Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống tham

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật việt nam (Trang 31)

nhiều hình thức để phát hiện những vụ việc tham nhũng, chẳng hạn như qua thư bạn đọc gửi đến cơ quan báo chí, phóng viên; thông qua việc tiếp nhận các phản ánh, tố cáo của người dân, báo chí xác minh để tìm ra các tài liệu, chứng cứ xác thực để chuyển tới công luận và các cơ quan tư pháp; hoặc báo chí phát hiện những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng và thực hiện những biện pháp điều tra đặc thù của nghề nghiệp, vì vậy, việc thông qua báo chí để công tác phòng, chống tham nhũng thêm hiệu suất là một kinh nghiệm lớn được đúc kết của Đảng ta. Theo đó, việc trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ và hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí nhằm cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng thông qua các hoạt động của các tổ chức đó, và điều này phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác và kịp thời nhất có thể 22. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong các quy định mới, vẫn còn thiếu cụ thể, rõ ràng, Đảng ta cần rút kinh nghiệm nhiều hơn để bổ sung, hoàn chỉnh và thêm những hướng dẫn kỹ thuật để thi hành, thiếu các quy định về những biện pháp bảo đảm về tài chính, kỹ thuật cho việc triển khai trên thực tế. Không những vậy, cần dựa vào vai trò của Báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng23. Trên cơ sở đó, trong công tác phòng, chống tham nhũng với vai trò của công tác báo chí, truyền thông, việc cốt yếu đầu tiên nằm ở việc xây dựng một đội ngũ làm truyền thông có tâm, có tầm và có tài 24, nghĩa là chú trọng đào tạo lại các phóng viên báo chí đưa tin tham nhũng, chú trọng lương tâm của người cầm bút với đồng bào, Tổ quốc. Nhà báo có trung thực, ngay thẳng, trong sạch thì mới nhận được sự tin tưởng của người dân. Báo chí khi cung cấp thông tin cần phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự thật, phản ánh đúng bản chất vấn đề. Chẳng hạn khen ngợi, biểu dương cần đúng mực, không nên tô hồng, hoặc lên án, phê phán cũng không được phép bôi nhọ. Thứ hai, cần hoàn thiện cơ chế bảo vệ phóng viên, cơ quan báo chí, đưa tin về tham nhũng, để những phóng viên, cơ quan báo chí đưa tin đúng sự thật không mang tâm lý sợ gánh chịu hậu quả, sợ chẳng thay đổi được gì vì người bị tố cáo có chức vụ, quyền hạn và có vị thế cao trong xã hội. Cuối cùng, báo chí cần được trao quyền, nhưng đặt ở một vị trí khách quan độc lập để mà phản biện, cùng nhân dân đấu tranh phòng chống tham nhũng. Điều đó càng nâng cao hơn tính dân chủ, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc và cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bên cạnh những vấn đề như tăng cường kiểm tra, giám sát, xác lập bộ tiêu chí từng lĩnh vực nghề nghiệp, kiểm toán độc lập, liêm chính, tách công quyền ra khỏi một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng.25

22 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP

23 Nguồn: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210724

24 Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh, Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống tham tham

nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Lao động, Hà nội, 2020, tr. 568.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w