Tác động của các nhân tố thuộc đặc thù của công ty đến mức độ chấp nhận

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 76 - 79)

7. Kết cấu của luận án

2.4. Tác động của các nhân tố thuộc đặc thù của công ty đến mức độ chấp nhận

a) Quy mô công ty

Quy mô công ty được thể hiện trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Cheng, 2008; Faccio & cộng sự, 2011; Boubakri & cộng sự, 2013a; Huang & Wang, 2014; Akbar & cộng sự, 2017). Các công ty có quy mô nhỏ thường CNRR nhiều hơn các công ty lớn nhằm theo đuổi khả năng sinh lời cao hơn đểđạt được mục tiêu tăng trưởng của công ty (Faccio & cộng sự, 2011; Boubakri & cộng sự, 2013a). Các công ty lớn hơn có khả năng

đa dạng hóa hoạt động đầu tư và nhờđó có thểđối diện với rủi ro thấp hơn so với các công ty nhỏ (Konishi & Yasuda, 2004).

b) Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính = Tổng nợ/ Tổng tài sản

Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của công ty. Các công ty có đòn bẩy tài chính cao nghĩa là đang sử dụng nhiều nợ. Sử dụng

đòn bẩy tài chính có thể làm khếch đại thu nhập cho cổ đông nhưng cũng làm tăng rủi ro tài chính cho công ty (Boubakri & cộng sự, 2013a). Như vậy, đòn bẩy tài chính cao làm cho sự biến động của các dòng thu nhập của công ty cao hơn.

c) Chi tiêu vốn đầu tư trên tổng tài sản

Tỷ lệ chi tiêu vốn đầu tư trên tổng tài sản = Chi phí vốn đầu tư vào tài sản cố định hữu hình và vô hình/ Tổng tài sản

Hệ số này đo lường xu hướng đầu tư của công ty vào các tài sản cốđịnh. Các khoản

đầu tư dài hạn cho tài sản hữu hình và tài sản vô hình cao hơn có thể góp phần làm cho thu nhập biến động nhiều hơn trong tương lai (Boubakri & cộng sự, 2013a; Jiraporn & Lee, 2017). Sự biến động của thu nhập cao hơn có liên quan với mức độ CNRR của công ty cao hơn.

d) Dòng tiền tự do trên tổng tài sản

Tỷ số dòng tiền tự do trên tổng tài sản = Dòng tiền hoạt động/ Tổng tài sản

Đây là thước đo khả năng lượng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty có thể

sử dụng đểđầu tư vào các tài sản của công ty (Huang & Wang, 2014). Dòng tiền tự do lớn cho phép các công ty có nguồn tiền lớn hơn để tài trợ cho các khoản đầu tư vốn dài hạn. Các công ty có dòng tiền tự do lớn hơn cũng dễ bịảnh hưởng bởi xung đột đại diện do các nhà quản lý có cơ hội để khai thác dòng tiền tự do (Jiraporn & Lee, 2017).

e) Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản (Tobin’s Q)

Tobin’s Q = Giá trị thị trường của tổng tài sản/ giá trị sổ sách của tổng tài sản Giá trị thị trường của tài sản cao hơn giá trị sổ sách có thểđảm bảo cho các khoản vay. Do đó công ty có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn đồng thời cũng gắn với các chiến lược đầu tư rủi ro hơn. Điều này là để kỳ vọng thu được dòng tiền lớn hơn để trang trải cho khoản vay và có lợi nhuận cho công ty.

Hệ số Tobin’s Q đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty. Khi cơ hội tăng trưởng cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy các công ty theo đuổi các chiến lược đầu tư

rủi ro hơn (Huang & Wang, 2014). Như vậy, hệ số Tobin’s Q cao hơn có nghĩa là công ty có nhiều cơ hội đầu tư và gắn với mức độ CNRR cao hơn.

f) Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời được đo lường bằng TSSL trên tổng tài sản (ROA) của công ty và được định nghĩa là tỷ lệ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên tổng tài sản.

ROA = EBIT/ Tổng tài sản

Sự biến động của ROA được sử dụng làm thước đo mức độ CNRR trong một số

nghiên cứu. Tuy nhiên, sự biến động của ROA cao có thể xuất phát từ khả năng quản lý kém hơn là các lựa chọn CNRR, cho nên trong nhiều nghiên cứu khả năng sinh lời của công ty (ROA) được bao gồm trong mô hình hồi quy để kiểm soát sự khác biệt về

khả năng quản lý giữa các công ty (Faccio & cộng sự, 2011, 2016; Koerniadi & cộng sự, 2014).

Kết luận chương 2

Trong chương 2 tác giả trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về mức độ CNRR và QTCT như: khái niệm, sự cần thiết của CNRR, QTCT và phương pháp đo lường mức độ CNRR, đo lường QTCT. Tác giả nêu ra cơ sở lý thuyết về tác động của 3 nhóm nhân tố thuộc QTCT: Thứ nhất, tác động của các nhân tố thuộc cơ cấu HĐQT bao gồm quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm các chức danh trong ban giám đốc của thành viên HĐQT và tỷ lệ thành nữ trong HĐQT đến mức độ

CNRR. Thứ hai, tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đến mức độ

CNRR. Thứ ba, tác động của thù lao ban giám đốc đến mức độ CNRR. Đây là cơ sở để tác giảđưa ra các giả thuyết nghiên cứu sẽđược đề cập trong chương 3. Ngoài ra, các nhân tố đặc thù trong công ty có tác động đến mức độ CNRR của công ty cũng

được tác giảđề cập để làm cơ sở lựa chọn các biến kiểm soát trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm ở chương 3.

CHƯƠNG 3

KHUNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)