ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 41)

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Mai Sơn nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Sơn La. Có tọa độ từ 20o52’30” đến 21o20’50” vĩ độ Bắc; Từ 103o41’30” đến 104o16” kinh độĐông.

Phía Bắc giáp huyện Mường La và thành phố Sơn La. Phía Đông giáp huyện Yên Châu và huyện Bắc Yên. Phía Tây giáp giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu.

Phía Nam giáp huyện Sông Mã và tỉnh Hủa Phăn (Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào).

Huyện Mai Sơn nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 6 nối thành phố

Hà Nội với vùng Tây Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, giáp ranh với 06 huyện, thành phố; có 6,89 km đường biên giới Quốc gia giáp với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu

Huyện Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình trong năm là 22,30oC.

Tổng lượng mưa trung bình 110,6 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 với lượng mưa chiếm khoảng 74% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ

chỉ chiếm 26% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa 135 ngày, độ ẩm trung bình là 80,2%, Tổng số giờ nắng 2.120 giờ.

2.1.1.3. Tài nguyên đất đai, dân số

Tổng diện tích tự nhiên 141.970 ha, địa hình bị chia cắt tương đối phức tạp, địa hình núi đá cao xen lẫn địa hình đồi, thung lũng, lòng chảo bồn địa và cao nguyên,

trung bình từ 1.000 - 1.200 m, đặc điểm cơ bản của loại địa hình này là có địa thế

hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ với hẻm sâu, độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và mạnh; địa hình núi trung bình có độ cao trung bình từ 700 - 900 m, phân bố chủ yếu

ở các xã dọc quốc lộ 6, đặc điểm cơ bản của loại địa hình này là có độ dốc không lớn, bình quân từ 20 - 25°; Vùng trung tâm huyện là cao nguyên Sơn La - Nà Sản, có độ

cao trung bình từ 600 - 800 m, địa hình có dạng gợn sóng, tương đối bằng phẳng thích nghi tốt cho nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó, nằm xen kẽ vùng núi và cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng tạo thành các cánh đồng lúa, vùng trồng cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Vềđất đai: Trên địa bàn huyện gồm có 6 loại đất chính: Đất Feralit mùn đỏ vàng phát triển trên đá biến chất chiếm 43,5% diện tích tự nhiên; đất vàng đỏ trên đá sét chiếm 21,4% diện tích tự nhiên; Đất nâu đỏ trên đá vôi chiếm 18,5% diện tích tự nhiên; đất dốc tụ chiếm 6,7% diện tích tự nhiên; Đất Feralit mùn vàng trên

đá cát chiếm 5,6% diện tích tự nhiên; Đất phù sa ven sông suối chiếm 1,8% diện tích tự nhiên.

Dân số của huyện 165.283 người, có 06 dân tộc chủ yếu (dân tộc Thái chiếm 57,2%; dân tộc Kinh chiếm 23,5%; dân tộc Mông chiếm 11,7 %; dân tộc Sinh Mun chiếm 3,9%; dân tộc Khơ Mú chiếm 2,9%; dân tộc Mường chiếm 0,8%; các dân tộc khác chiếm 0,4%), huyện có 21 xã, 01 thị trấn với 327 bản, tiểu khu.

Bng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ĐVT: Ha Tổng diện tích Trong đó Nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp Nhóm đất chưa sử dụng Tổng Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản 141.865,25 115.191,4 60.509,99 54.143,38 538,02 5.765,43 20.908,43

Nguồn: UBND huyện Mai Sơn năm, 2020. (http://maison.sonla.gov.vn).

Phân loại đất theo 3 nhóm khác nhau thì diện tích lớn nhất được sử dụng vào Nhóm đất nông nghiệp với 115.191,4 ha, chiếm 81,2% (trong đó đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 60509,99 ha, chiếm 42,65%, đất lâm nghiệp 54.143,38 ha, chiếm 38,16%, đất nuôi trồng thủy sản 538,02 ha, chiếm 0,38%); đất Nhóm đất phi nông nghiệp 5.765,43 ha, chiếm 4,1%; Nhóm đất chưa sử dụng 20.908,43 ha, chiếm 14,7%.

2.1.1.4. Tài nguyên nước

Sông suối - thủy văn: Nằm trong vùng lưu vực của 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã, do vậy trên địa bàn huyện có hệ thống suối khá dày, điển hình là các hệ

suối Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, Suối Căm... phân bốđều trên các xã với chiều dài trên 250 km, mật độ sông suối bình quân từ 0,7 - 0,8 km/km2, ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 22 hồ chứa nước và hàng trăm phai đập thủy lợi phục vụ mục đích cung cấp nước cho sản xuất lúa nước, rau màu và một số loại cây công nghiệp.

- Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong các ao, hồ chứa, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống sông suối. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều tập trung chủ yếu ở vùng thấp với

sông Đà và các con suối lớn như: Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Le, suối Hộc,… nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô.

Việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là làm đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy. Nhìn chung nước sông, suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.

- Nước dưới đất: Hiện tại chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ, qua kết quảđiều tra khảo sát cho thấy nước dưới đất của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khả năng khai thác khó khăn, nước dưới đất tồn tại chủ yếu dưới hai dạng sau:

+ Nước chứa trong các kẽ nứt của đá: Được hình thành do nước mưa ngấm qua

đất và dự trữ trên bề mặt các loại đá, nhiều nguồn nước dưới đất lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động theo mùa.

+ Nước Kaster: Được tàng trữ trong các hang động Kaster hình thành từ núi đá vôi. Nước thường phân bố sâu, ít vận động, các mạch suất lộ từ nguồn Kaster thường có lưu lượng lớn. Nước ngầm Kaster là loại nước cứng khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt cần được xử lý.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Trồng trọt

Là huyện miền núi nên kinh tế của huyện vẫn chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, trong lĩnh vực trồng trọt đã có những bước chuyển biến tích cực, một số diện tích cây trồng đã và đang được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn và đã đạt được những hiệu quả nhất định, nổi bật là sựđột phá chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng bền vững, có giá trị kinh tế cao, xác định được một số mặt hàng chủ lực như

cà phê, mía, cây ăn quả…, từng bước hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 45.150 ha, trong đó:

tấn/ha; lúa chiêm Xuân 1.152 ha, năng suất bình quân đạt 6,4 tấn/ha; lúa mùa 1.735 ha, năng suất đạt 4,3 tấn/ha; lúa nương 2060 ha, năng suất đạt 1,04 tấn/ha); sản lượng lương thực có hạt đạt 72,2 nghìn tấn.

- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 10.565 ha (tăng 2.008 ha so với năm 2019), sản lượng quảước đạt 60.808 tấn, trong đó 376,5 ha được lắp

đặt hệ thống tưới tiết kiệm; diện tích được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap 437,1 ha; diện tích được cấp mã vùng trồng 1.206,1 ha, nhiều loại sản phẩm có thương hiệu, chất lượng đảm bảo đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước; phục vụ chế biến, xuất khẩu; nhiều diện tích cho thu nhập từ trên 300 triệu đồng/ha/năm.

- Tổng diện tích cây công nghiệp 15.906 ha: trong đó (Cao su 338 ha, Cà phê 6.130 ha, diện tích cho thu hoạch 5.490 ha, năng suất 2,5 tấn cà phê nhân/ha, tương

đương 10 tấn quả, 55 ha, năng suất búp tươi 2,8 tấn/ha, mía 4.963 ha, năng suất bình quân 68,9 tấn/ha, sắn 4.420 ha, năng suất bình quân đạt 17,5 tấn/ha).

- Cây rau màu 1.387 ha, sản lượng đạt 19.803 tấn rau các loại, trồng cỏ 350 ha, sản lượng cỏđạt 25.980 tấn. Bng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của huyện Mai Sơn năm 2020. Chỉ Tiêu Tổng diện tích (ha) Diện tích cho sản phẩm (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Tổng 43.586 37.984 574.452 I Cây lương thực có hạt 15.615 15.615 64.164 1 Lúa nước 1.735 1.735 43,7 7.573

2 Cây lúa nương 2.060 2.060 10,8 2.219

3 Cây ngô 11.820 11.820 46,0 54.372

II Cây công nghiệp

hàng năm 9.489 9.489 416.759

2 Cây mía 4.963 4.963 689,5 342.199

3 Cây đậu tương 106 106 10,4 110

III Cây công nghiệp

lâu năm 6.530 5.706 12.788 1 Cây cà phê 6.130 5.496 22,8 12.536 2 Cây cao su 345 155 6,3 98 3 Cây 55 55 28,0 154 IV Cây ăn quả 10.565 5.787 1.182 60.808 1 Xoài 3.637 1.990 98,0 19.502 2 Nhãn 3.146 1.839 96,0 17.654 3 Sơn Tra 920 620 61,3 3.801 4 Cây Mận 710 356 91,3 3.250 5 Cây bưởi 543 250 100,0 2.500 6 Cây cam 232 90 86,7 780

7 Cây chanh leo 332 332 250,0 8.300

8 Cây Na 246 189 119,6 2.260

9 Cây Bơ 220 38 123,7 470

10 Cây Thanh long 92 52 69,2 360

11 Cây Dâu tâu 31 31 86,7 269

12 Cây ăn quả khác 456 1.662

V Cây rau màu 1.387 1.387 143,7 19.933

Nguồn: UBND huyện Mai Sơn, 2020. (http://maison.sonla.gov.vn). Qua Bảng 2.2 cho thấy:

- Đối với sản xuất cây lương thực trên địa bàn huyện chủ yếu là cây ngô, với diện tích 11.820 ha, chiếm 75% diện tích cây lương thực toàn huyện và 84,7% sản lượng cây lương thực trên địa bàn.

- Đối với sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là cây sắn và cây mía, chiếm 98,9% tổng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày và 99,97% tổng sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đối với cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cây cà phê (với diện tích 6.130 ha) chiếm 93,8% tổng diện tích và 98% tổng sản lượng cây công nghiệp lâu năm.

- Đối với cây ăn quả chủđạo là cây xoài và cây nhãn (xoài 3.637 ha, nhãn 3.146 ha) chiếm 64,2% tổng diện tích và 66,42% tổng sản lượng cây ăn quả, còn lại là Bưởi,

Cam, Quýt 791 ha; Mận 710 ha; Na 246 ha; Chanh leo 332, Thanh long 92 ha, Bơ

220 ha, Sơn tra 920 ha, Dâu tây 20 ha, cây ăn quả khác 456 ha.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi có vai trò, vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp huyện, hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn huyện đều nuôi từ một đến vài loại vật nuôi, phổ biến nhất là trâu, bò, lợn, gà…với tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, dàn trải nên hiệu quả kinh tế

chưa cao, kiến thức kỹ thuật chăn nuôi của người dân còn hạn chế. Trong những năm qua chăn nuôi đã dần chuyển biến theo hướng tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ không tập trung sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện tại trên

địa bàn huyện đã có các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi (Công ty TNHH MTV Minh Thúy nuôi 17.300 con lợn; Công ty cổ phần chăn nuôi Lộc Phát xã Chiềng Mung 8.150 con lợn; HTX Hùng Cường 5.000 con lợn.... ), một số doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đã ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi (chuồng trại khép kín, máng ăn và nước uống tự động và đầu tư hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi).

Bng 2.3. Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Mai Sơn giai đoạn 2018-2020

TT Loại gia súc, gia cầm Đơn vị

tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Đàn bò Con 27.580 27.860 29.270 2 Đàn trâu Con 11.820 11.940 11.494 3 Đàn dê Con 34.100 35.000 29.150 4 Đàn Lợn Con 108.200 115.000 104.280 5 Đàn gia cầm 1000 con 1.120 1.250 1.258

Nguồn: UBND huyện Mai Sơn, 2020. (http://maison.sonla.gov.vn).

tăng 5% so với năm 2019, nguyên nhân tăng do huyện Mai Sơn đang thực hiện chính sách khuyến khích các hộ dân chăn nuôi gia súc theo mô hình trồng cỏ nuôi nhốt, đối với các xã vùng cao, diện tích rừng lớn, các xã ven sông đà diện tích đất bán ngập nhiều tạo ra các vùng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, mặt khác giá thịt bò hơi tăng mạnh trong những năm gần đây nên nông dân có xu hướng tăng đầu đàn, bên cạnh đó công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt nên số lượng đàn bò bị

dịch bệnh được đẩy lùi cùng với đó chăn nuôi bò cho thu nhập tương đối cao so với các vật nuôi khác.

Đàn trâu giảm 4% so với năm 2019 do trước đây trâu được nuôi để lấy sức kéo làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc làm đất, trâu còn được sử dụng để

kéo xe vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ... Những năm gần đây khoa học công nghệ phát triển nên người dân đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, máy cày, máy bừa dần được thay thế cho việc cày kéo của trâu, bò. Ngoài ra, nông thôn mới ngày càng phát triển, hầu hết ở các thôn, bản đã có đường bê tông, ô tô vào tận ngõ, xóm nên việc sử dụng trâu làm sức kéo cũng không còn nhiều. Vì vậy chăn nuôi trâu hiện nay chủ yếu là để lấy thịt phục vụ nhu cầu thực phẩm. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng đàn trâu giảm mạnh.

Đàn dê giảm 17% so với năm 2019, nguyên nhân dịch bệnh và giá dê năm 2019 xuống thấp, người dân phá đàn; đàn lợn giảm 9,3%, nguyên nhân do trên địa bàn huyện xuất hiện dịch tả lợn châu phi gây thiệt hại nặng nề cho các hộ chăn nuôi lợn. Thủy sản: huyện Mai Sơn tập trung triển khai thực hiện các chương trình dự án phát triển nuôi trồng thủy sản, các xã trong huyện tận dụng diện tích mặt nước ao, hồ để nuôi trồng thủy sản, đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 325 ha, sản lượng thủy sản đạt 590 tấn.

c) Sản xuất lâm nghiệp:

Đến năm 2020, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (quy hoạch 3 loại rừng) là 65.762 ha, trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 53.791,29 ha (trong đó rừng tự nhiên 49.533,16 ha, rừng trồng 4.258,13 ha), độ che phủ rừng là 37,7%. Tổng trữ lượng gỗ

là 2.148.638,0 m3 (rừng tự nhiên chiếm 92,13 %, rừng trồng chiếm 7,83 %) và khoảng trên 40 triệu cây tre, nứa các loại; tuy nhiên chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng

trồng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ.

Diện tích đất quy hoạch đất lâm nghiệp chưa có rừng là 15.227 ha, chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên của cả huyện, chiếm 23% diện tích đất lâm nghiệp, đây là nguồn tiềm năng nhưng đồng thời cũng là thách thức cho phát triển lâm nghiệp của huyện trong giai đoạn 2021-2025.

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng a) Giao thông

Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm

đầu tư khá đồng bộ. Huyện Mai Sơn có 04 Quốc lộ chạy qua (Quốc lộ 6, Quốc lộ 6C,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)