3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT XOÀI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.2.1. Định nghĩa và thống kê mô tả các biến được sử dụng
Nghiên cứu áp dụng 02 mô hình kinh tế lượng bao gồm mô hình phân tích hiệu quả sản xuất và mô hình hồi quy Tobit nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Trong mô hình sản xuất nông nghiệp nói chung, kết quả đầu ra có thể được đo lường bằng sản lượng hoặc giá trị quy đổi, các biến đầu vào được sử dụng thông thường bao gồm chi mua cây giống, ngày công lao động, chi phí phân bón và trừ sâu, và các chi phí khác. Tương tự như vậy, sản xuất xoài trên
địa bàn nghiên cứu cũng cần các đầu vào cơ bản như trong sản xuất nông nghiệp nói chung. Các biến này được lựa chọn trong mô hình DEA trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở thực tế sản xuất của hộ và mô hình được sử dụng trong ước lượng hiệu quả. Trong mô hình này có 01 biến đầu vào và 04 biến đầu ra. Đầu ra của mô hình DEA là tổng sản lượng xoài của hộ thu hoạch được/năm được đo lường bằng đơn vị
kg/năm. Các biến đầu vào được sử dụng để hộ tạo ra đầu ra bao gồm diện tích xoài
đang cho thu hoạch, ngày công lao động, tổng chi phí phân bón và thuốc trừ sâu, và các chi phí khác như cây giống, cây chống đổ, túi bọc quả, thuốc đậu quả, chi thuê nhân công ...
Trong hồi quy Tobit xác định các nhân tốảnh hưởng, phụ thuộc chính là kết quả đầu ra trong phân tích hiệu quả sản xuất bằng mô hình DEA. Các biến độc lập bao gồm đặc điểm hộ và nông trại trồng xoài. Tổng hợp và định nghĩa các biến được mô tả trong bảng 3.4 sau đây.
Bảng 3.4. Định nghĩa và thống kê các biến được sử dụng trong ước lượng
Tên biến Đơn vị Định nghĩa biến Trung bình Các biến ước lượng hiệu quả trong mô hình DEA
Sản lượng kg/năm Tổng sản lượng xoài tươi của hộ 7962,9
(7102,7) Diện tích
thu
ha Diện tích xoài cho thu hoạch 0,72903
(6449,3) Lao động Ngày/năm Số công lao động trong sản xuất của hộ 390,3 (133,9)
Phân bón nghìn đồng Tổng chi phân bón và bảo vệ thực vật 41796,1 (78381,8) Chi khác nghìn đồng
Chi phí khác (chi thuê lao động, túi bọc ...)
21374,5 (21933,1)
Các biến giải thích ảnh hưởng đến hiệu quả trong mô hình Tobit
Giới tính Dummy Giới tính chủ hộ (1: nam và 0: nữ) 0,89 (0,04)
Tuổi chủ hộ Năm Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ
hộ
42,8 (1,20)
Dân tộc Dummy Dân tộc của chủ hộ (1: dân tộc kinh, 0:
khác)
0,59 (0,06) Giáo dục Năm Mức độ giáo dục phổ thông của chủ hộ 9,58 (0,300) Tín dụng Dummy Vay tín dụng cho sản xuất (1: có, 0:
không)
0,53 (0,16) Khuyến
nông
Dummy Tiếp cận thông tin sản xuất từ khuyến nông
0,76 (0,05)
Tưới tiêu Dummy Tưới tiêu chủđộng (1: có và 0: không) 0,65 (0,06)
Theo VietGAP
Dummy Sản xuất theo VietGAP (1: có, 0:
không)
0,56 (0,03)
Ghi chú: Số liệu trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn tương ứng của các biến số
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu khảo sát của tác giả, 2020.
Thống kê mô tả trong bảng cho thấy những đặc điểm cơ bản quan trọng của các biến sốđược sử dụng trong mô hình, cũng như những đặc điểm cơ bản của hộ. Diện tích trồng xoài thu hoạch trung bình của hộ khá nhỏ, khoảng 0,73 ha/hộ. Tương ứng sản lượng xoài tươi trung bình là 7.963 kg/hộ/năm. Nông hộ sử dụng cả lao động gia
đình và lao động thuê trong sản xuất nông sản. Trong đó, nông hộ sử dụng khoảng 390 ngày công cho sản xuất/năm. Phân bón là đầu vào quan trọng trong sản xuất, chi
phí trung bình khoảng 41.796 nghìn đồng/hộ/năm bao gồm các loại phân bón, trừ sâu bảo vệ cây ăn quả. Các chi phí khác bao gồm thuê lao động, thuốc đậu quả, túi bọc quả, cây chống ... trung bình 21.374 nghìn đồng/hộ/năm. Chủ hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp, trung bình khoảng 43 năm cùng với mức độ giáo dục phổ thông là 9,6 năm.
3.2.2. Kết quả sản xuất xoài của hộ
Kết quả sản xuất xoài của nông hộđược mô tả trong bảng 3.5 – Thống kê mô tả đầu vào và đầu ra trong sản xuất xoài của hộ. Theo đó, tổng diện tích xoài của hộ
trung bình 0,78ha/hộ, trong đó diện tích xoài đang cho thu hoạch trung bình 0,73ha/hộ
- tương đương chiếm khoảng 93,5% tổng diện tích. Sản lượng xoài tươi trung bình/hộ/năm khoảng 8.000 kg (8 tấn/hộ/năm). Tương ứng, năng suất xoài trung bình 11 tấn/ha. Bên cạnh diện tích đất, các đầu vào khác quan trọng trong sản xuất xoài của hộ bao gồm chi phí phân bón, trừ sâu, công lao động (lao động gia đình và thuê), và các chi phí cần thiết khác. Trung bình mỗi hộ có khoảng 4 người/hộ, trong đó lao
động nông nghiệp khoảng 2,2 người. Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ nên lao động gia đình không đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Một số hộ thiếu lao
động đã chủđộng thuê hoặc lao động đổi công. Chi thuê lao động trung bình 14 triệu
đồng/hộ/năm.
Bảng 3.5. Thống kê mô tảđầu vào và đầu ra trong sản xuất xoài của hộ
Các đại lượng ĐVT Trung bình Độchu lệch
ẩn Min Max
Tổng diện tích cây xoài ha 0,78 0,74 0,1 4
Sản lượng tấn 7,9629 7102,7 1000 40000
Diện tích thu hoạch ha 0,72903 6449,4 1000 40000
Lao động ngày 390,3 133,9 0 700
Chi phân bón-trừ sâu 1000đ 41796 78381 2700 580000
Chi khác 1000đ 21374 21933 0 82500
Thuê lao động 1000đ 14193 16025 0 56000
Số nhân khẩu/hộ người 3,9 1,3 2 7
Lao động nn/hộ người 2,2 0,75 0 4
Năng suất tấn/ha 11,907 5216 1000 22857
3.2.3. Kết quả sản xuất xoài giữa các mô hình
Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng có thế mạnh trong sản xuất nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây xoài. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng xoài đã tăng lên nhanh chóng nhờ chủ trương chuyển đổi sản xuất nông nghiệp trên đất dốc – chuyển từ các loại cây nông nghiệp ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả theo hướng hàng hóa. Bên cạnh việc gia tăng diện tích, tỉnh Sơn La cũng trú trọng việc xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả đạt chất lượng cao nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong và ngoài nước. Trong đó sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP là một trong số những mô hình đang được khuyến khích hỗ trợ và mở rộng diện tích. Kết quả sản xuất mô hình trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn được trình bày trong bảng 3.6. Sự khác biệt kết quả giữa hai mô hình được thể hiện trong cột “chênh lệch” và được kiểm tra mức ý nghĩa sử dụng chỉ số thống kê t.
Kết quả so sánh trong bảng cho thấy một số kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh giữa hai mô hình bao gồm ngày công lao động, chi phí khác, số nhân khẩu/hộ, các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và lợi nhuận thu được. Theo đó, mô hình sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP sử dụng nhiều ngày công lao động hơn mô hình sản xuất không theo tiêu chuẩn và sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 10%. Sự khác biệt này phù hợp với thực tế do sản xuất theo tiêu chuẩn yêu cầu kiểm tra khắt khe hơn trong quá trình sản xuất như bón phân, làm đất, ghi nhật kí sổ sách, phân loại sản phẩm... Việc tăng ngày công lao động cũng phần nào lý giải chi phí khác cao hơn đối với nông hộ trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, chi phí khác gia tăng cũng do một số các nhân tố khác như chi phí cấp chứng chỉ VietGAP, chi phí đi lại và chi phí kiểm tra các mẫu vật trước khi cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cần nhiều lao động do vậy những hộ có số nhân khẩu lớn hơn có xu hướng dễ áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hơn. Sự khác biệt nhân khẩu giữa hai nhóm hộ có ý nghĩa ở mức 10%.
Bảng 3.6. Thống kê so sánh mô hình sản xuất xoài theo VietGAP và không theo VietGAP
Các đại lượng so sánh ĐVT VietGAP Không VietGAP Chệnh lệch Thống kê-t Tổng diện tích ha 0.82 0.61 0.22 1,4485 Sản lượng xoài tấn 7,185 8970 -1785 -0,9952 Diện tích thu hoạch ha 0,88243 6055 2187 1,4485
Công lao động ngày 417 355 62,0* 1,7511
Chi phí phân bón-trừ
sâu 1000đ 46122 36188 9934 0,5352
Chi phí khác 1000đ 25287 16302 8984* 1,7410
Số nhân khẩu/hộ người 4,2 3,6 0,6* 1,7511
Số lao động nn/hộ người 2,3 2,1 0,2 0,6847
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1% Nguồn: tổng hợp dữ liệu khảo sát của tác giả, 2020.
3.2.4. Hiệu quả sản xuất của các mô hình
Để thuận tiện cho việc phân tích, chúng tôi chia các hộ thành 03 nhóm trong Bảng 3.7 dựa trên các chỉ số hiệu quả trung bình. Nhóm I đại diện cho các hộ có chỉ
số hiệu quả tổng thể tối đa bằng 1 gồm có 14 hộ (cột thứ 3 từ trái), và được sử dụng như là cơ sở để so sánh và ước lượng cho các hộ khác. Nhóm II có 09 hộ có chỉ số
hiệu quả tổng thể nhỏ hơn 1 nhưng lại có chỉ số hiệu quả kỹ thuật tối đa bằng 1. Và nhóm III chiếm đa số với 39 hộ - là tập hợp những hộ có chỉ số hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô nhỏ hơn 1. Các hộ có chỉ số hiệu quả tối đa trong nhóm I nghĩa là nông hộ không thể gia tăng thêm được sản lượng bằng việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô. Nhóm II và III có chỉ số hiệu quả tổng thể nhỏ hơn 1, nghĩa là nông hộ vẫn còn tiềm năng để nâng cao năng suất nhờ vào cải thiện hiệu quả sản xuất. Sự khác biệt giữa nhóm II và nhóm III ở chỗ trong khi nhóm II chỉ có thể cải thiện
được hiệu quả quy mô, thì nhóm III có thể cải thiện được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nông hộ sản xuất xoài trên địa bàn chủ yếu ở dạng hiệu quả tăng lên theo quy mô (IRS), chiếm 71,8%. Điều này có nghĩa là quy mô diện tích trồng xoài của hộ hiện nay là khá nhỏ và cần có biện pháp phù hợp nhằm tăng diện tích trồng/hộ.
Bảng 3.7. Hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ trồng xoài
Nhóm Số mẫu
Chỉ số hiệu quả trung bình Số lượng quan sát
HQSX HQKT HQQM CRS IRS DRS
I 12 1,000 1,000 1,000 12 0 0
II 9 0,745 1,000 0,745 0 8 1
III 39 0,548 0,717 0,765 0 38 1
Ghi chú: HQSX: hiệu quả sản xuất; HQKT: hiệu quả kỹ thuật; HQQM: hiệu quả quy mô; CRS: hiệu quả không đổi theo quy mô; IRS: hiệu quả tăng theo quy mô; DRS:
hiệu quả giảm theo quy mô. HQSX = HQKT x HQQM.
Nguồn: Ước lượng từ dữ liệu khảo sát của tác giả, 2020.
Bảng 3.8 trình bày kết quả hiệu quả sản xuất theo 02 giảđịnh hiệu quả biến đổi theo quy mô (VRS) và hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS). Kết quả cho thấy đa số các hộ trồng xoài chưa đạt được hiệu quả tối ưu về quy mô và kỹ thuật. Trung bình các hộ chỉ đạt được hiệu quả kỹ thuật là 0,684 và 0,822 lần lượt theo giả định CRS và VRS. Điều đó có nghĩa là các hộ vẫn có thể tiết kiệm được đầu vào mà không làm suy giảm sản lượng đầu ra bằng việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, chỉ số
hiệu quả quy mô trung bình của nông hộđạt được là 0,816, ngụ ý rằng quy mô sản xuất có ảnh hưởng tới việc thay đổi hiệu quả sản xuất của hộ. Ngoài ra, kết quảước lượng cũng cho thấy nhiều hộđạt được hiệu quả ở mức cao từ 0,8 đến 1 chiếm gần 29%, nhưng vẫn còn gần 27% hộ hoạt động ở mức hiệu quả thấp dưới 0,5. Bảng 3.8. Bảng phân bố tần suất các chỉ số hiệu quả kỹ thuật của hộ Chỉ số HQSX HQKT HQQM Trung bình 0,684 0,822 0,816 Độ lệch chuẩn 0,032 0,024 0,025 <50% 26,9 9,6 9,6 50-59% 9,6 5,8 3,8 60-69% 17,3 13,5 11,5 70-79% 17,3 11,5 13,5 80-100% 28,8 59,6 61,5
Ghi chú: HQSX: hiệu quả sản xuất; HQKT: hiệu quả kỹ thuật; HQQM: hiệu
quả quy mô; và HQSX = HQKT * HQQM
Nguồn: tổng hợp dữ liệu khảo sát của tác giả, 2020.
3.2.5. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xoài
So sánh hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xoài được tổng hợp trong bảng 3.9. Các chỉ số so sánh giữa hai mô hình bao gồm chỉ số hiệu quả kỹ thuật cố định theo quy mô (TEcrs), hiệu quả kỹ thuật biến đổi theo quy mô (TEvrs), hiệu quả theo quy mô (SE), tổng sản lượng xoài, tổng doanh thu từ bán xoài, tổng chi phí trong sản xuất và lợi nhuận thu được giữa các nhóm hộ.
Bảng 3.9. So sánh hiệu quả giữa hai mô hình trồng xoài
Các đại lượng so sánh ĐVT Xoài VietGAP Không VietGAP Chệnh lệch Thống kê-t Tổng diện tích ha 0,82 0,61 0,22 1,4485 Sản lượng xoài tấn 7,185 7,970 -785 -0,9952 Diện tích thu hoạch ha 0,6243 0,6055 187 1,4485
Công lao động ngày 417 355 62,0* 1,7511
Chi phí phân bón-trừ
sâu 1000đ 46122 36188 9934 0,5352
Chi phí khác 1000đ 15287 12302 2984* 1,7410
Số nhân khẩu/hộ người 4,2 3,6 0,6* 1,7511
Số lao động nn/hộ người 2,3 2,1 0,2 0,6847 Hiệu quả kỹ thuật (CRS) 0,596 0,798 -0,203 *** -3,5342 Hiệu quả kỹ thuật (VRS) 0,766 0,895 -0,129 ** -2,8706
Hiệu quả quy mô (SE) 0,757 0,891 -0,133** -2,9412
Tổng thu nhập từ xoài 1000đ 79174 89037 -9862 -0,9712
Tổng chi sản xuất xoài 1000đ 61409 48490 14918 0,9545
Ghi chú:*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1% Nguồn: Ước lượng của tác giả, 2020.
Kết quả so sánh giữa mô hình sản xuất VietGAP và không theo VietGAP cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở một số chỉ tiêu giữa hai mô hình.
Thứ nhất, nhóm hộ sản xuất xoài theo VietGAP cần nhiều lao động và cũng tiêu tốn nhiều chi phí sản xuất khác hơn so với hộ không sản xuất theo tiêu chuẩn. Lý do là vì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các chỉ số chính xác hơn, cụ thể hơn ví dụ như việc ghi chép sổ sách, lựa chọn phân bón, xét nghiệm các chỉ tiêu để được cấp chứng chỉ. Cũng vì yêu cầu lao động cho sản xuất nhiều hơn, nên các hộ nhiều lao động/nhân khẩu hơn cũng thuộc về nhóm có khuynh hướng sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP. Hay nói cách khác, hộ sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP có số nhân khẩu/hộ nhiều hơn so với nhóm hộ không tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn, và sự khác biệt này có ý nghĩa ở mức 10%.
Thứ hai, mặc dù sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi nhiều chi phí lao
động và chi sản xuất khác, hiệu quả sản xuất ở các chỉ số (hiệu quả kỹ thuật, và hiệu quả quy mô) đều thấp hơn so với các hộ không sản xuất theo tiêu chuẩn. Bên cạnh
đó, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cũng không mang lại lợi nhuận cao hơn so với các hộ không sản xuất theo tiêu chuẩn. Điều này có thể lý giải là vì giá bán sản phẩm xoài VietGAP và xoài không theo VietGAP không có sự khác biệt thực tế có ý nghĩa.
Điều này làm cho doanh số bán xoài giữa 02 nhóm cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thêm vào đó, sản lượng xoài giữa hai mô hình không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, trong khi mô hình xoài theo VietGAP tiêu tốn nhiều công lao động và chi phí khác dẫn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng xoài theo VietGAP thấp hơn. Trong hai năm gần đây, sản xuất nông nghiệp nói chung và xoài nói riêng ở