5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ XOÀI CỦA HUYỆN MAI SƠN
3.1.1. Công tác quy hoạch vùng trồng xoài
Trước thực trạng người dân đua nhau trồng xoài nhưng thực tế tại một số địa
phương lại cho thấy đất đai, thổ nhưỡng khơng thực sự thích hợp đối với cây xoài,
cây xoài phát triển chậm, quả nhỏ, năng suất thấp, khơng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường; để phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng. Việc đánh giá hiệu quả, quy hoạch vùng trồng xồi đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm thực
hiện. Nghị quyết số 15-NQ/ĐH ngày 24/9/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Sơn La lần thứ XV nêu ra 09 nhóm giải pháp, trong đó nhóm giải pháp thứ năm là: “Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao chất lượng sản phẩm nơng sản hàng hóa chủ lực của tỉnh
theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Xây dựng và hình thành 08 vùng nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu trở thành trung tâm chế biến
nông sản, trung tâm sữa, hoa quả, cây dược liệu, du lịch của vùng Tây Bắc…”. Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 02/8/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mai Sơn đưa ra mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2025, diện tích cây ăn quả các loại đạt
11.500 ha. Trong đó: Trồng mới 1.607 ha, diện tích ứng dụng cơng nghệ cao 5.400
ha, diện tích theo hướng hữu cơ 2.700 ha.Kế hoạch số 35-KH/HU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mai Sơn về tổ chức triển khai thực hiện Nghị
quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện xác định mục tiêu tổng quát: “Tập trung khai thác, tận dụng tốt lợi thế về điều kiện tự nhiên; xây dựng và phát triển các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường do khai thác các nguồn lực cho sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản; tăng hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Mục tiêu cụ thể là: Xây dựng và hình thành 4 vùng nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao gồm: Vùng Xồi với tổng diện tích 300 ha (xã Hát Lót 250ha,
xã Chiềng Mung 50ha); Vùng Nhãn với tổng diện tích 300 ha (xã Hát Lót 150ha, xã Cị Nịi 100ha, xã Chiềng Mung 50ha); Vùng Na với tổng diện tích 300 ha (xã Cị Nịi 250ha, thị trấn Hát Lót 50ha); Vùng Cà phê với tổng diện tích 500ha (xã Chiềng Ban 300ha, xã Chiềng Chung 100ha, xã Mường Chanh 100ha). Phấn đấu đến năm
2025, diện tích cây ăn quả 14.081 ha, trong đó diện tích xồi là 3646 ha; diện tích cây trồng áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước 2.000 ha; diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn vietgap đạt 1.134 ha, sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ 100 ha; xây dựng mã vùng trồng cho 2.376 ha.