Kết quả tìm hiểu chi tiết một số nội dung chính

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 44)

3.2.8.1 Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại * Quy trình chăn nuôi gia công

Hình 3.3: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại

Qua hình 3.3 cho thấy: Trong quy trình chăn nuôi gia công, Công ty CP Việt Nam sẽ cung cấp, hỗ trợ toàn bộ giống lợn chất lượng cao, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và cử kỹ sư của Công ty về trang trại đảm nhiệm, phụ trách khâu kỹ thuật tại trang trại. Trang trại Dương Công Tuấn khi tham gia vào

Công ty CP Việt Nam cung cấp, hỗ trợ: - Giống - Thức ăn - Thuốc thú y - Kỹ thuật

Trang trại Dương Công Tuấn:

- Chăn nuôi lợn thịt gia công

- Xây dựng trang trại và đầu tư trang thiết bị - Tự chủ về chi phí Thị trường chế biến và tiêu thụ: - Thị trường chế biến và tiêu thụ trong nước - Thị trường xuất khẩu…..

chăn nuôi gia công cần phải có diện tích phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cũng như của Công ty.

Vì trang trại Dương Công Tuấn là trang trại chăn nuôi gia công, ký hợp đồng với Công ty CP Việt Nam nên toàn bộ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chữa bệnh đều được Công ty cung cấp. Lợn con giống được nhập trực tiếp giống tốt từ Công ty CP Việt Nam, sẽ được chuyển vào chuồng nuôi của trang trại Dương Công Tuấn. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất chuồng thì toàn bộ nguồn cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty, kỹ thuật chăm sóc tuân thủ đúng kỹ thuật và có kỹ sư của Công ty luôn theo dõi trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn và chất lượng lợn của trang trại luôn được đảm bảo.

* Quy trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng

- Để phòng dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, ngoài kiểm soát nguồn giống lợn và thức ăn thì quy trình phòng dịch tại trang trại gồm:

+ Toàn bộ đường đi ở cổng trang trại vào bên trong trại được rắc vôi bột định kỳ một tuần hai lần.

+ Có xây dựng hố sát trùng tại cổng trang trại: Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào và người ra vào trại. Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần.

+Máy sát trùng ở cổng trại: Máy sát trùng phải hoạt động tốt, pep phun tơi đều.Bể nước pha sát trùng có chỉ dẫn pha rõ ràng theo nồng độ 1/400. Các phương tiện vào trang trại đều phải dừng lại phun sát trùng ít nhất 30 phút sau đó mới được vào trại.

+ Nhà sát trùng:Tất cả mọi người trước khi vào khu vực chăn nuôi đều phải qua nhà sát trùng thay quần áo, sát trùng toàn bộ người.Khoang sát trùng có đường hình ziczac, trong khoang có tối thiểu 42 pep phun, pep phun tơi

đều áp lực mạnh công suất 750w. Nước sát trùng pha với nồng độ 1/3.200. Nhà sát trùng được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ, không mầm bệnh.

- Kho cám luôn được vệ sinh sạch sẽ có ván kê, nền kho yêu cầu khô, thông thoáng tránh ẩm mốc và phun sát trùng định kỳ.

- Kho thuốc thuốc thú y được vệ sinh sạch sẽ, thuốc được sắp xếp gọn gàng theo từng loại và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, thuốc sau khi sử dụng phải giữ lại vỏ để trả về công ty.

- Bể nước uống cho lợn yêu cầu phải có mái che tránh bụi bẩn, ánh sáng trực tiếp và một số côn trùng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bể nước uống phải đảm bảo độ cao từ 3 - 5m đảm bảo áp xuất đến từng núm uống trong chuồng nuôi. Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kì khử chlorin, pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3.200.

- Trước cửa chuồng nuôi có chậu nhúng chân pha thuốc sát trùng với tỷ lệ 1/400. Hành lang chuồng nuôi được quét vôi nước định kì tuần một lần.

Ngoài ra, tất cả hệ thống từ cổng trại, nhà ở công nhân, nhà ở kỹ sư, kho cám, kho thuốc, nhà sát trùng, hệ thống giàn mát, hệ thống hành lang đuổi lợn và cầu cân được phun sát trùng định kỳ một tuần ba lần.

Tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng, dọn rác, dọn cỏ định kỳ trong khu nhà ở, nhà kho và trong và ngoài khu vực chuồng nuôi. Không nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong khu vực chăn nuôi. Thực phẩm mang vào trại phải có nguồn gốc rõ ràng, không được đem thịt lợn bên ngoài mang vào trại.

* Quy trình phòng dịch chủ động bằng vaccine

Lợn được trang trại nhập từ công ty về nuôi, lợn con giống đều đã được bấm nanh và cắt đuôi trước khi nhập về trại. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn được chú trọng đặc biệt.Đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ đúng thời hạn, đúng liều lượng. Nếu phát hiện lợn bị bệnh lập tức cách ly và tiêm thuốc đúng yêu cầu kỹ thuật. Sau khi nhập lợn về trang trại nuôi, kỹ sư lên lịch dự kiến làm vaccine và chủ động về công ty lấy vaccine sau đó tiêm ngay.

Bảng 3.2: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sử dụng để phòng bệnh

STT Loại ĐVT Tác dụng

I Vaccine

1 Dịch tả Phòng bệnh dịch tả do virrs 2 LMLM ( Oleo 50dos) Phòng bệnh dịch tả do virrs 3 Giả dại Phòng bệnh dịch tả do virrs

4 PRRS Phòng bệnh dịch tả do virrs

II Thuốc thú y

1 Tylosin 20% Điều trị heo viêm phổi, ho………. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Anazin 20% Hạ sốt, giảm đau trong quá trình heo bệnh 3 Hitamox LA Điều trị heo viêm khớp,viêm rốn……

4 Vetrimoxin lọ Ho, co giật, viêm rốn, viêm khớp 5 Dipen step LA lọ Đặc trị tụ huyết trùng, viêm phổi 6 KC Amin lọ Hạ sốt, hồi sức, tiêu viêm

7 Canxi B12 lọ Đặc trị bại liệt, còi cọc, thiếu máu 8 Paracetamol lọ Điều trị triệu chứng sốt

9 Điện giải AC gói Thuốc bổ chống sốc và giải độc

10 Vitol lọ Phòng và điều trị thiếu vitamin A, D3, E 11 Entril 5% lọ Đặc trị sưng phù đầu, thương hàn

12 Bromhexin lọ Giảm ho, long đờm, thông khí quản

Bảng 3.3: Lịch tiêm vaccine đối với đàn lợn

Phòng dịch Dịch tả 1 Giả dại Lở mồm long móng Dịch tả 2 Lở mồm long móng Tuần tuổi 5 8 12 12 18 Liều (ml/con) 2 ml 2 ml 2 ml 2 ml 2 ml Lưu ý Tiêm đúng tuần tuổi Tiêm đúng tuần tuổi

Sau khi tiêm vaccine liều cuối ở tuần tuổi 11 là 21 ngày, kỹ sư tiến hành lấy mẫu máu ngẫu nhiên các chuồng, mỗi chuồng 5 mẫu gửi về Công ty để

xét nghiệm chất lượng làm vaccine tại trang trại, nếu như tỷ lệ dưới 60% thì yêu cầu kỹ sư tiến hành tiêm lại vaccine đối với đàn lợn.

* Quy trình phòng dịch bằng vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng

- Hệ thống chuồng nuôi: Sạch sẽ khô ráo, các điều kiện điện nước đảm bảo tốt, hệ thống giàn làm mát, hành lang song sắt phải được vệ sinh sạch sẽ,định kỳquét vôi mỗi tuần một lần.

3.2.8.2 Thức ăn cho lợn tại trang trại

Nguồn thức ăn:Các loại cám tại trang trại được Công ty C.P cấp dùng trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

Trang trại phải tính toán làm sao cho lợn ăn đúng bữa, đúng tiêu chuẩn theo đúng hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi.

- Tỷ lệ trộn cám:Giữa cám mới và cám cũ phải trộn đều trước khi cho ăn phòng rối loạn tiêu hóa khi chuyển giai đoạn cám, bắt buộc phải trộn trong vòng sáu ngày sang ngày thứ bảy cho ăn 100% cám mới.

Bảng 3.5: Tỷ lệ trộn cám

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7

Trộn 25% cám mới + 75% cám cũ Trộn 50% cám mới + 50% cám cũ Trộn 75% cám mới + 25% cám cũ Cho ăn 100% cám mới

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

STT Loại cám Độ tuổi và thể trọng cho ăn

1 550SF (40kg/bao) 4-6

2 551F (40kg/bao) 7-10

3 552SF (40kg/bao) 11-14

4 552F (40kg/bao) 15-24- xuất bán

3.2.8.3 Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại * Quy trình xử lý phân và nước tiểu của trang trại

Khi rửa chuồng trại, nước thải và phân sẽ theo các rãnh thu chảy vào hệ thống ống nhựa PVC phi 220 đưa ra hệ thống bể Biogas xử lý có dung tích 2500m3. Nước thải xử lý theo nguyên tác phân hủy yếu khí tạo ra khí CH4 (khí metan) để tạo nhiên liệu cấp cho đun nấu. Nước chàn từ bể xử lý sẽ dẫn ra bể trung hòa để trung hòa tính axit và đưa về ao sinh học để phân hủy triệt để trước khi ra môi trường. Cụ thể quy trình xử lý chất thải được mô tả tại hình 3.4 như sau:

Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.8.4 Tìm hiểu nguồn vốn đầu tư và cách huy động vốn của trang trại

Vốn là một yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất nói chung và sản xuất trong các trang trại nói riêng. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của trang trại Dương Công Tuấn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6 Tình hình nguồn vốn của trang trại Dương công Tuấn

Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu(%)

Vốn của chủ sở hữa 8.000.000 66,7

Vốn vay 4.000.000 33,3

Tổng số vốn của trang trại 12.000.000 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Khí đưa sử dụng

Nước thải

Ra môi trường Bể trung hòa

Bể Biogas

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vốn tự có của trang trại là 8 tỷ đồng chiếm 66,7% tổng số vốn đầu tư.Vốn vay ngân hànglà 4 tỷ đồng chiếm 33,3% tổng số vốn đầu tư (lãi xuất 0.8%) với thời hạn vay là 60 tháng. Nguồn vốn của trang trại chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và mua trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất của trang trại. Lãi suất phải trả đối với 4 tỷ tiền vay hàng năm là 320.000.000 đồng.

3.2.8.5 Tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn tại trang trại hàng ngày

+ Khi được giao nhiệm vụ chăm sóc và vệ sinh chuồng nuôi thì việc đầu tiên khi vào chuồng nuôi là kiểm tra nhiệt kế, điều chỉnh quạt hút gió để đảm bảo nhiệt độ chuồng phù hợp với số tuần tuổi của lợn, sau đó đi một vòng quan sát tình hình lợn nếu phát hiện con lợn nào có vấn đề phải tiến hành tách khỏi ô đó và chuyển xuống ô cuối cùng rồi báo lại với kỹ sư để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Sau khi đã kiểm tra qua tình hình sức khỏe lợn thì tiến hành dọn dẹp chuồng trại, đảm bảo nền chuồng được quét sạch sẽ, khô ráo không còn bụi cám, không bị ẩm ướt, sau đó rút cống xả máng nước tắm, dùng dụng cụ đẩy máng đẩy sạch nước bẩn để thay nước sạch vào, lượng nước xả máng phụ thuộc vào số tuần tuổi của lợn, nếu lợn mới nhập thì có thể 2 - 3 ngày thay nước máng 1 lần, lợn có tuần tuổi lớn thì một ngày thay nước máng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.

+ Sau khi vệ sinh, dọn dẹp xong chuồng trại tiến hành cho lợn ăn, lấy cám từ kho cám chở vào chuồng bằng xe đẩy cám và đổ vào máng ăn tự động đối với lợn đã biết ăn, đối với lợn mới nhập chưa biết ăn phải tiến hành pha cám với nước ấm bón và tập cho lợn ăn.

+ Khi tất cả công việc vệ sinh, chăm sóc, cho ăn đã hoàn thành, công nhân đi kiểm tra nước uống, hệ thống giàn mát, quạt hút gió điều chỉnh hợp lý sau đó phun khử mùi bằng men vi sinh (Bio-Ems), khi phun khử mùi phải phun từ cuối chuồng lên, phun kỹ và đều hai dãy chuồng.

Trước khi ra khỏi chuồng phải nhớ tắt hệ thống điện chiếu sáng vào ban ngày và bật điện vào buổi tối. Dưới đây là bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn.

Bảng 3.7 Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn

Tuần tuổi Nhiệt độ thích hợp

4 320C – 330C 5 310C – 320C 6 300C – 310C 7 290C – 300C 8 – 16 280C – 290C 16 – xuất chuồng 270C – 280C Một số lưu ý:

+ Tất cả các chuồng có lợn phải bật quạt lưu thông không khí ít nhất 20% số quạt có trong chuồng kể cả khi thời tiết lạnh. Khi đã bật đến 60% số quạt trong chuồng mà nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn, tiến hành chạy giàn mát cho nhiệt độ hạ thấp. Nếu nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn ta tiếp tục tăng các quạt còn lại trong chuồng kết hợp với căng bạc từ trần nhà xuống khoảng 1/3 (cách 2 ô căng một cái) để ngăn gió từ trên xuống nền tạo gió thoáng mắt cho đàn lợn. Khi nhiệt độ trong chuồng lạnh ta tiến hành tắt tuần tự từng cái quạt, sau đó tắt giàn mát nhưng vẫn để 20% số quạt có trong chuồng.

+ Chăm sóc lợn úm luôn đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn, độ thông thoáng, vệ sinh lồng úm định kỳ ba ngày một lần. Thường xuyên tiêm Fe và bón lợn chưa biết ăn, thời gian úm có thể từ 4 - 6 tuần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ tuổi của lợn nhập và sức khỏe của lợn.

+ Thường xuyên theo dõi sức khỏe của lợn, tách ghép đồng đều và điều trị lợn bệnh kịp thời, chăm sóc đặc biệt đối với lợn bệnh, đối với lợn chưa biết ăn và lợn mới tập ăn. Lợn con sau khi được nhập chuồng sẽ cho ăn thức ăn tốt nhất, thường một con lợn ăn 2,4 đến 3 kg thức ăn hỗn hợp/1 ngày đêm. Thông

thường một lứa lợn thịt từ lúc nhập về đến khi xuất chuồng mất khoảng bốn tháng. Khi xuất lợn đạt trọng lượng khoảng 100kg.

3.2.8.6 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế.

- Qúa trình đi thực tập là quãng thời gian đi trải nghiệm, được học tập và làm việc ở một môi trường thực tế với cuộc sống, học được những công việc ở ngoài đời xã hội. Giúp tôi trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. hiểu rõ được hơn một phần công việc của mình sau khi ra trường có cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc.

Trong quá trình đi thực tập và làm việc tại trang trại ông Dương Công Tuấn tôi đã học được những kinh nghiệm sau:

- Với khoảng thời gian 5 tháng đi thực tập và cũng là lần đầu vào thực hiện đề tài ứng dụng tại trang trại nên kiến thức, kỹ năng vẫn còn hạn hẹp gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đó cũng là khoảng thời gian học hỏi kinh nghiệm tích lũy một phần kiến thức để làm tiềm đề hành trang cho bản thân sau khi ra trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp tôi hiểu rõ được về quá trình thực hiện và cách thức vận hành tổ chức quản lý hoạt động của trang trại với quy mô rộng lớn.

- Chủ động làm quen với mọi người, tìm hiểu công việc nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người, giúp tôi hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới.

- Biết được cách tiêm lợn, phát hiện những con lợn bệnh, yếu rồi chữa trị kịp thời.

- Biết cách điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho lợn trong từng giai đoạn. - Đọc được số tai lợn của công ty CP.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 44)