Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

3.3.1.1. Lao động

Lao động trong trang trại đã được đã được phân công rõ chức năng nhiệm vụ. Xác định lao động của các trang trại cần chú ý đến trình độ lao

động, kinh nghiệm lao động. Hiện nay, trang trại rất cần những lao động có chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên việc tìm kiếm những lao động này là rất khó khăn. Những lao động thiếu chuyên môn, ít được đào tạo thường tìm kiếm tương đối dễ, nhưng họ thường không gắm bó lâu dài với trang trại và đôi khi không tuân thủ tốt nội quy trang trại. Cụ thể số lượng lao động hiện tại của trang trại thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.8: Số lượng lao động hiện tại của trang trại

TT Họ và tên Chức năng nhiệm vụ Trình độ chuyên môn Số năm kinh nghiệm

1 Dương Công Tuấn Chủ trang trại Đại học 20

2 Dương Công Hoàng Quản lý Đại học 10

3 Nguyễn Văn Quyết Kỹ thuật Công ty Đại học 8

4 Lam Văn Điều Công nhân Không 5

5 Bùi Văn Tú Công nhân Không 1

6 Bùi Văn Thắng Công nhân Không 1

7 Hoàng Văn Nam Công nhân Không 1

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2021)

- Hiện trạng lao động của trang trại: + Chủ trang trại: 1

+ Cán bộ quảng lý: 1 + Cán bộ kỹ thuật: 1 + Công nhân: Gồm 4

- Nhu cầu lao động của trang trại: 10

- Các nguồn lao động tiềm năng của trang trại: mở rộng thêm quy mô chuồng lợn. Cung cấp đảm bảo thịt lợn có chất lượng tiêu thụ cao trên thịt trường.

3.3.1.2. Đất đai

- Vị trí đất đai của trang trại: xóm Nông Trường, xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Địa hình, thổ nhưỡng: - Địa hình bằng phẳng, đất đai rất tốt cho việc xây dựng trang trại.

- Thực trạng sử dụng đất đai của trang trại như bảng sau:

Bảng 3.9: Thực trạng sử dụng đất đai của trang trại

TT Loại đất Diện tích

(m2) Thực trạng sử dụng Tiềm năng/Định hướng

1 Đất nông nghiệp 18.000m 2 - Dùng hết 2 Đất phi nông nghiệp Không 3 Đất lâm nghiệp 180.000m

2 - Dùng hết - Lên quy mô 10.000 con lợn

4 Đất chưa sử

dụng Không

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2021)

Qua bảng số liệu cho thấy thực trạng sử dụng đất đai của trang trại chỉ sử dụng trong đất nông nghiệp và lâm nghiệp:

- Đất nông nghiệp 18.000m2 dùng để trồng các loại rau, củ quả và ngô, sắn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của trang trại.

- Đất lâm nghiệp chiếm180.000m2dùng để các loại cây công nghiệp như : cây keo, chè, cao su,…để tăng thêm thu nhập cũng như làm mát cho chuồng trại.

3.3.1.3. Vốn đầu tư của trang trại

Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất nói chung và sản xuất trong các trang trại nói riêng. Đặc biệt trong mô hình tổ chức sản xuất trang trại thì đòi hỏi vốn đầu tư là rất lớn.

Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của trang trại điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.10: Nguồn vốn đầu tư của trang trại

Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%)

Tổng số vốn đầu tư của trang trại 12.000.000 100 - Vốn tự có của trang trại 8.000.000 66,7

- Vốn vay 4.000.000 33,3

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vốn tự có của trang trại là 8 tỷ đồng chiếm 66,7% tổng số vốn đầu tư. Vốn vay ngân hàng là 4 tỷ đồng chiếm 33,3% tổng số vốn đầu tư (lãi xuất 0.8%) với thời hạn vay là 60 tháng. Nguồn vốn của trang trại chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và mua trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất của trang trại

3.3.1.4. Kỹ thuật của trang trại

Điểm khác biệt so với các trang trại chăn nuôi lợn khác là ở trang trại chăn nuôi lợn gia công thì toàn bộ khâu kỹ thuật chăn nuôi đều có cán bộ kỹ thuật của công ty phụ trách. Ngoài ra, chủ trang trại và quản lý cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi nên cũng có những kiến thức kỹ năng rất tốt trong chăn nuôi.

Toàn bộ quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tại trang trại đã được chuẩn hoá, các bước triển khai và các khâu kỹ thuật phải được thực hiện nghiêm ngặt. Tất cả những bên có liên quan đều phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật như một nội quy bắt buộc.

3.3.1.5. Điều kiện cần có của một chủ trang trại

- Chủ trang trại phải là người có ý chí quyết tâm làm giàu từ nghề nông, có hiểu biết về nghề chăn nuôi lợn.

- Chủ trang trại có năng lực, phẩm chất, trình độ của người quản lý sản xuất kinh doanh. Đây là yêu cầu hoàn toàn mang tính chủ quan, là nhân tố quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh của các trang trại, bởi ngoài chức năng là chủ gia đình, chủ trang trại còn là chủ một đơn vị sản xuất kinh doanh, trực tiếp điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất. Vì thế, chủ

trang trại phải có sự tích lũy nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạch toán

- Chủ trang trại có sự tập trung nhất định về số lượng, quy mô các yếu tố sản xuất trước hết là tiền vốn và đất đai, đây là điều kiện rất cần thiết đối với một trang trại chăn nuôi gia công.

- Chủ trang trại không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, tiếp cận với khoa học kĩ thuật, công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)