Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.3. Một số định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh chè tại HTX Tâm
tại HTX Tâm Trà Thái
5.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh
(Các đối thủ cạnh tranh với các nội dung: sản phẩm, thị trường, phương thức, mức độ…)
Chè là cây công nghiệp được trồng và sử dụng lâu đời ở Việt nam, đồng thời cũng là sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong nông nghiệp của nước ta. Sản xuất chè đã mang lại thu nhập đáng kể cho người lao động. Tuy nhiên sản xuất chè của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành này. Kết quả phân tích cho thấy, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lao động thì nghành chè tỉnh Thái Nguyên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Chưa quy hoạch vùng ngun liệu, quy mơ hộ gia đình là chủ yếu nên diện tích trồng chè bị chia nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất chế biến cịn lạc hậu, chất lượng chè khơng đồng đều làm ảnh hưởng đến giá cả, việc xây dựng thương hiệu trà chưa được bài bản. Đặc biệt nhu cầu nhu cầu về loại đồ uống này ngày càng tăng lên nhưng hoạt động xúc tiến thương mại chưa thực sự hiệu quả nên vẫn chưa khai thác hết thị trường và tiềm năng thị trường xuất khẩu bị bỏ ngỏ.
Trước thực trạng đó, tỉnh Thái Ngun đã có những chính sách nhằm cải thiện quá trình trồng, sản xuất và chế biến nghành chè thơng qua đề án phát triển chè với nhiều cơ chế hỗ trợ như quy hoạch vùng chè an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP, hữu cơ chuyển đổi giống cây trồng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình độ nhân lực cho ngành chè. Tuy nhiên nhiều chính sách chưa thực sự hiệu quả khiến việc chế biến và sản xuất trà hiện nay chủ yếu do người dân tự sản tự tiêu, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh khơng cao. Do vậy chúng tôi cùng nhau liên kết lại thành lập HTX Tâm Trà Thái nhằm thúc đẩy liên kết hộ, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần quảng
bá thương hiệu chè Thái Nguyên đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè do vậy sự cạnh tranh gay gắt là khơng thể tránh khỏi. Do đó, HTX phải cân nhắc những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong ngành để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời gian tới.
5.3.2. Kế hoạch marketing
Tiếp tục nghiên cứu thị trường: Được thực hiện lồng ghép với hoạt động kinh doanh, phân phối nhằm xác định nhu cầu thị trường
Do việc tiêu dùng các sản phẩm chè của HTX ở các khu vực Hà nội, Quảng Ninh, Sài Gịn vì vậy HTX sẽ ký kết với các chương trình truyền hình địa phương để giới thiệu các sản phẩm mới
Thơng qua các chương trình du lịch thăm quan trải nghiệm tại vùng chè quảng bá giới thiệu sản phẩm
Ngồi sử dụng cơng cụ truyền hình, HTX cịn th thiết kế các biển quảng cáo, logo để giới thiệu với các bạn hàng, thông qua các hiệp hội, các tổ chức xã hội, các tạp chí, báo thế giới doanh nhân, báo pháp luật, báo nông nghiệp thời đại nhằm giới thiệu về sản phẩm của HTX, thông qua các chương trình thiện nguyện, các hoạt động văn hóa thể thao.
Phân khúc thị trường: Xác định phân khúc khách hàng HTX có thể tiếp cận hoặc có thể mạnh. Các doanh nghiệp tại địa phương trong và ngoài tỉnh, các cơ quan ban ngành
Định vị thị trường: Xác định thị trường chủ lực, chiến lược thị trường, các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, cá nhân sử dụng, biếu tặng tại Hà Nội và Sài Gòn.
Kế hoạch thực hiện: Tham gia các hội chợ thương mại, hội thảo, triển lãm trong và ngồi tỉnh, giới thiệu thơng qua du lịch.
Kiểm sốt q trình thực hiện: Cần gắn việc xây dựng và phát triển thương hiệu với chỉ dẫn địa lý và thực hiện các quy trình sản xuất chè an tồn thực phẩm, hữu cơ, có chứng nhận xuất xứ thực hiện đúng quy trình ghi đầy đủ thơng tin trên bao bì, đăng ký đầy đủ mã số mã vạch.