III. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam 1 Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam
2. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.Hoạt động phát hành chứng khoán
2.6. Hoạt động tổ chức thị trường GDCK, kinh doanh và đầu tư chứng khoán
vào giao dịch trên SGDCK, TTGDCK. Bên cạnh các nhóm dịch vụ cơ bản, TTLKCK còn triển khai các dịch vụ đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và nhà đầu tư như: dịch vụ đăng kí quyền sở hữu, đại lý chuyển nhượng, quản lý hơp đồng giao dịch…Vận dụng linh hoạt cơ chế phòng ngừa rủi ro, mất khả năng thanh toán giữa các thành viên, TTLKCK cũng áp dụng cơ chế cấp mã số cho nhà ĐTNN, làm đơn giản hoá thủ tục, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống và rút ngắn thời gian thực hiện. Quá trình thanh toán đã được cải tiến, rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 xuống còn T+3 theo chuẩn G30 ( đối với các chứng khoán theo phương thức khớp lệnh) tạo sự thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường.
Như vậy, việc Nhà nước quản lý chặt chẽ các hoạt động của TTLKCK thông qua việc cấp phép lưu ký là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế bởi lẽ hoạt động lưu ký chứng khoán được xem là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có liên quan đến việc quản lý và nắm giữ tài khoản của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư thực hiện được quyền lợi có liên quan trong thời gian lưu ký. Tuy nhiên mô hình tổ chức lưu ký theo hai cấp như hiện tại lại chưa thể đáp ứng yêu cầu cho phép TTLKCK có thể giám sát trực tiếp tình trạng tài khoản của từng nhà đầu tư và chưa cho phép tin học hoá công tác giám sát. Điều này làm giảm hiệu quả công tác quản lý và giám sát quá trình tham gia giao dịch của các nhà đầu tư trên TTCK. Việc Chính phủ thành lập TTLKCK là đúng hướng và phù hợp với thông lệ quốc tế, song mô hình trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu chỉ là tạm thời. Trong tương lai, mô hình này cần thay đổi theo xu hướng phát triển trên thế giới để đảm bảo tình hình và hiệu quả hoạt động.
2.6. Hoạt động tổ chức thị trường GDCK, kinh doanh và đầu tư chứngkhoán khoán