III. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam 1 Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam
2. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.Hoạt động phát hành chứng khoán
2.2. QLNN đối với hoạt động niêm yết và ĐKGD.
Công tác QLNN đối với hoạt động niêm yết, ĐKGD được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai chủ yếu thông qua việc ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này tham gia hoạt động trên TTCK, tổ chức việc thực hiện các thủ tục hành chính như cấp phép niêm yết, cấp chứng nhận ĐKGD và giám sát sự tuân thủ của các tổ chức này. Hiện nay, UBCKNN đảm nhận chức năng giám sát các CtyNY, tổ chức ĐKGD trong quá trình các tổ chức này thực hiện các thủ tục, đáp ứng các điều kiện cần thiết để tham gia TTCK, việc chấp hành chế độ báo cáo và công bố thông tin của các TCNY này. Theo quy định hiện nay, mọi tổ chức PHCK ra công chúng muốn niêm yết trên SGDCK và TTGDCK đều phải được cấp phép niêm yết và mỗi loại chứng khoán chỉ được niêm yết tại một SGDCK hay một TTGDCK. Quy trình cấp phép niêm yết cũng gồm 6 bước. Tổ chức PHCK ra công chúng muốn NYCK trên SGDCK, TTGDCK phảI đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện niêm yết, nộp lệ phí niêm yết. Nếu TCNY không còn duy trì được các điều kiện niêm yết trong thời gian quy định hay chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, chia tách, giải thể thì sẽ bị UBCKNN huỷ bỏ niêm yết. Tổ chức PHCK chưa có thể thực hiện việc niêm yết thì có thể thực hiện ĐKGD tại TTGDCK HN với các điều kiện giao dịch, hồ sơ, thủ tục ĐKGD và trách nhiệm công bố thông tin khi được ĐKGD thông thoáng hơn khá nhiều. Với nhiệm vụ của mình, UBCKNN đã chú trọng công tác cấp phép, quản lý niêm yết và cấp chứng nhận đăng kí giao dịch và đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, và đảm bảo được chất lượng và độ tin cậy của các hàng hoá giao dịch trên TTCK. Hiện nay UBCKNN
đã giao cho TTGDCK HN thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKGD và quản lý hoạt động giao dịch của các tổ chức này. Đầu năm 2007, UBCKNN cũng đã chuyển chức năng xét duyệt niêm yết cho TTGDCK Tp.HCM nay là SGDCK Tp.HCM.
Theo Luật Chứng khoán và Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/1/2007 quy định chi tiết về một số điều của Luật Chứng khoán, thì các điều kiện niêm yết và ĐKGD đã được thắt chặt nên rất nhiều. Với việc chuyển TTGDCK Tp.HCM thành SGDCK Tp.HCM thì quy định về điều kiện niêm yết tại SGDCK và TTGDCK có sự phân biệt. Điều kiện niêm yết ở trên SGDCK: các CtyNY mới thì phải đáp ứng được điều kiện này, các CtyNY trước khi chuyển thành SGDCK Tp.HCM thì có hai năm để thoả mãn các điều kiện này. Theo đó, điều kiện niêm yết cổ phiếu là phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng trở lên; hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi …Với trái phiếu điều kiện là CtyNY hoặc DNNN phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kí niêm yết từ 80 tỷ đồng trở nên; hoạt động kinh doanh 2 năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi. Với CCQĐT điều kiện là Quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ phát hành ít nhất từ 50 tỷ đồng trở nên;…Điều kiện trên TTGDCK HN thì số vốn điều lệ tại thời điểm niêm yết đối với cổ phiếu và trái phiếu đều là 10 tỷ đồng….Các điều kiện kể trên được đánh giá là cú hích tích cực nhằm tăng cung về hàng hoá có chất lượng cao cho TTCK, bởi theo nhận định rằng hiện nay các doanh nghiệp có thể đáp ứng được các điều kiện trên khá nhiều. Tạo cung hàng hoá có chất lượng sẽ làm tăng sự thu hút đối với các nhà đầu tư, tạo sự an toàn và minh bạch trên thị trường và cũng là sự nâng cấp cần thiết khi chuyển đổi cơ cấu tổ chức của TTGDCK lên một hình thức phát triển hơn với tình hình hiên tại đó là SGDCK. Tuy nhiên, cũng theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì mặt trái của các quy định về điều kiện niêm yết mới này là tung ra trên TTCK hai loại hàng hoá với chất lượng chênh lệch nhau khá lớn. Khó có thể đảm bảo không có
những rủi ro bất thường đối với cổ phiếu của các công ty nhỏ đang niêm yết trên TTGDCK.
Các điều kiện ĐKGD vẫn theo Quyết định 244/2005/QĐ-BTC. Các điều kiện này tỏ ra khá nhẹ so với khả năng đáp ứng của nhiều TCPH chưa niêm yết( điều kiện niêm yết cổ phiếu: CtyCP có vốn điều lệ ít nhất là 5 tỷ đồng trở lên, có ít nhất 50 cổ đông, có tình hình tài chính minh bạch, hoạt động kinh doanh năm liền trước phảI có lãi. Điều kiện niêm yết trái phiếu: là các trái phiếu chưa niêm yết của cùng đợt phát hành và có cùng ngày đáo hạn). Tuy vậy lại có nhiều doanh nghiệp còn chưa muốn tham gia TTCK do họ sợ nghĩa vụ phải CBTT, do sức ép của TTGDCK và cũng một phần do nhận thức của họ về lợi ích tham gia trên TTCK chưa cao.
Đối với các thủ tục trong NYCK và ĐKGD: hồ sơ xin đăng kí niêm yết, ĐKGD thì đã được quy định khá cụ thể, tuy vậy thì các yêu cầu đối với bộ hồ sơ thì lại khá phức tạp theo chiều hướng tăng mức độ chi tiết và tăng số giấy tờ yêu cầu cần có tạo tâm lý e ngại cho nhiều TCPH muốn tham gia niêm yết hay ĐKGD.
Để khuyến khích các TCNY và tổ chức ĐKGD trên TTCK, Nhà nước đã có nhiều ưu đãi đặc biệt là các ưu đãi về thuế. Công văn số 19924/TC-CST ngày 20/10/1999 và công văn số 4248/TC-CST ban ngày 29/4/2005 quy định rằng: các tổ chức có chứng khoán được niêm yết lần đầu và các tổ chức ĐKGD lần đ Tài chính cũng đã ban hành công văn 1099/BTC-CTS ngày 8/9/2006 về việc bãi bỏ ưu đãi thuế thu nhập đối với các TCPH tham gia niêm yết hay ĐKGD trên các TTGDCK sau ngày 31/12/2006 đã tác động và tạo ra một trào lưu lên sàn dồn vào cuối năm 2006 để hưởng các ưu đãi thuế trước khi chính sách này hết hiệu lực. Trong 3 tháng cuối năm có tới trên 50 CtyCP chính thức niêm yết trên TTGDCK Tp.HCM và 60 CtyCP ĐKGD trên TTGDCK HN. ầu tại TTGDCK được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết và ĐKGD. Đây là ưu đãi về thuế tương đối thuận lợi cho các TCNY và ĐKGD bởi lẽ họ có được phần lợi nhuận sau thuế nhiều hơn
trong thời gian hưởng ưu đãi để trả cổ tức cho cổ đông và tăng tính hấp dẫn của chứng khoán trên thị trường. Tuy vậy, Bộ
Với chính sách quản lý niêm yết và ĐKGD của Chính phủ trong thời gian qua, TTCK Việt Nam đã có những cảI thiện đáng kể, quy mô thị trường tính theo mức vốn hoá so với GDP hàng năm đã được cảI thiện rõ rệt.