III. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam 1 Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam
1.1. Mô hình trong giai đoạn ban đầu
Trong giai đoạn ban đầu này, mô hình cơ quan QLNN đối với TTCK là: - Cơ quan quản lý độc lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ.
- Chính phủ trực tiếp thông qua UBCKNN để triển khai chức năng quản lý với TTCK.
-Cơ cấu lãnh đạo của UBCKNN gồm có: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Uỷ viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng của các Bộ Tài chính, Bộ tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN Việt Nam.
• Mục đích của việc tổ chức cơ cấu lãnh đạo như vậy là để tạo ra được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực CK&TTCK.
UBCKNN có chức năng QLNN về CK&TTCK, có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và giám sát các hoạt động của TTGDCK, cấp phép PHCK ra công chúng của tổ chức niêm yết, cấp phép thành lập và giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ.
Sơ đồ 2: Mô hình ban đầu về tổ chức bộ máy QLNN và tổ chức TTCK Việt Nam.
Chính phủ
UBCKNNBộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, NHNN, Bộ Tư pháp…
Các tổ chức phụ trợ: lưu kí ck, thanh toán…Các TTGDCK
Các tổ chức kinh doanh CK Các tổ chức NYCK Các tổ chức PHCK
Các nhà ĐTCK
Nguồn: UBCKNN
Các tổ chức tham mưu giúp Chủ tịch UBCKNN thực hiện việc quản lý các lĩnh vực về CK&TTCK gồm: Vụ phát triển thị trường chứng khoán, Vụ Quản lý phát hành chứng khoán, Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán, Vụ Pháp chế, Thanh tra, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ tổ chức cán bộ, Văn phòng.
Cơ quan tổ chức TTCK ban đầu là các TTGDCK. Đây là các tổ chức sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN, có tư cách pháp nhân.
TTGDCK có nhiệm vụ tổ chức, quản lý điều hành và giám sát các giao dịch chứng khoán tại Trung tâm, quản lý giám sát các thành viên niêm yết, lưu kí chứng khoán, thanh toán bù trừ. Một trong các bộ phận khá quan trọng trong cấu thành thị trường là các tổ chức phụ trợ TTCK gồm các Ngân hàng chỉ định thanh toán, TTLKCK. Để tập trung nguồn lực về cơ sở vật chất kĩ thuật và lực
lượng nhân sự cho TTGDCK, ban đầu chúng ta không thành lập TTLKCK độc lập mà lại tổ chức dưới hình thức là một bộ phận của TTGDCK.
Với hình thức tổ chức như trên, có thể thấy UBCKNN có vị thế tương đối độc lập trong hệ thống cơ quan QLNN, có đủ thẩm quyền cần thiết để chỉ đạo trong toàn ngành.
Do vậy UBCKNN có thể hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển TTCK; đưa ra các quyết định quản lý và giám sát TTCK, soạn thảo các văn bản pháp luật để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành hay chủ động ban hành trong phạm vi thẩm quyền quy định.
Với tư cánh là một đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước vừa đảm bảo được nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cho sự tồn tại và hoạt động của tổ chức này, vừa tạo điều kiện cho Nhà nước có thể thông qua TTGDCK để quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động của thị trường theo các mục tiêu đã đề ra. Qua đó Nhà nước có thể trực tiếp can thiệp vào các hoạt động diễn ra trên thị trường để định hướng và thúc đẩy thị trường này phát triển.
Tuy vậy, việc tổ chức bộ máy QLNN như trên lại làm cho hoạt động QLNN đối với lĩnh vực CK&TTCK lại bị chia cắt thành nhiều đầu mối. Ngoài UBCKNN là cơ quan quản lý đầu ngành TTCK thì Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, NHNN, Bộ Tư pháp, Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp cũng có nhiều thẩm quyền ban hành các chính sách nhất định chi phối TTCK.
Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về chính sách thuế, chế độ kế toán, kiểm toán, tài chính đối với TTGDCK, các tổ chức phát hành, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; ban hành và hướng dẫn thực hiện chế độ thuế đối với các nhà ĐTCK.
Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành các chính sách đối với việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành CtyCP, NHNN ban hành các chính sách về quy chế quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của các nhà ĐTNN, quy định về việc phát hành và quản lý chứng khoán của các tổ chức tín dụng. Sự tồn tại của nhiều đầu mối quản lý và sự tách rời giữa các đầu mối này đã dẫn đến sự thiếu tập trung, thống nhất và tạo ra xung đột trong việc ban hành và điều hành các chính sách liên quan đến CK&TTCK.