Tình hình phát triển cây chè tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại hợp tác xã nông nghiệp thương mại và dịch vụ phú nam 1, xã phú đô, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

4.1. Đánh giá khái quát về địa bàn và Hợp tác xã nơi nghiên cứu

4.1.1. Tình hình phát triển cây chè tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

- Tổng diện tích trồng chè: Với diện tích chè đạt hơn 4.300ha, huyện Phú Lương là địa phương có tổng diện tích chè lớn thứ hai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tập trung chủ yếu ở các xã: Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô, Phấn Mễ và Hợp Thành. Các vùng chè này đã và đang cố gắng tạo dấu ấn và thương hiệu riêng. Cũng như học cách xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm chè Phú Lương Thái Nguyên.

- Năng suất sản lượng chè của huyện: Huyện Phú Lương hiện có trên 4.300ha chè kinh doanh, năng suất bình quân đạt 85 tạ/ha, sản lượng gần 35 nghìn tấn búp tươi/năm. Những năm gần đây, cây chè đã đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa tương xứng với tiềm năng, thương hiệu chè Phú Lương vẫn chưa để lại dấu ấn trong giới thưởng trà…

- Cách thức sản xuất: Việc chế biến, tiêu thụ chè còn manh mún, nhỏ lẻ và thủ công, thiết bị công nghệ các dây chuyền chế biến lạc hậu, đa số sản phẩm chè vẫn do người sản xuất tự chế biến bằng phương pháp bán công nghiệp và thủ công rồi đem tiêu thụ tại các chợ nông thôn hoặc thông qua các tư thương.

- Chè Phú Lương nâng cao giá trị sản phẩm: Chính nhờ đưa giống chè mới vào sản xuất, chè Phú Lương phát triển mạnh mẽ, mang lại thu nhập cao cho các hộ dân. Bên cạnh đó, Chè Phú Lương Thái Ngun phát triển thơng qua các mơ hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGap.

Hiện tại, huyện có 40 làng nghề chè truyền thống đã được cơng nhận. Có có 2 làng nghề đạt danh hiệu “Đơn vị kinh tế – du lịch làng nghề tiêu biểu” của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam năm 2018, đó là: Làng nghề chè Cụm Khe Cốc, xóm Tân Thái, xã Tức Tranh và Làng nghề chè xóm Trung Thành 2, xã Vơ Tranh. Sản phẩm chè của huyện đã có mặt tại 30 tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài như: Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Ba Lan…

4.1.2. Khái quát về xã Phú Đơ

4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý: Xã Phú Đơ, huyện Phú Lương có vị trí địa lý nằm về phía

Đơng của Huyện Phú Lương. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau đây:

+ Phía Bắc giáp xã Yên Lạc + Phía Nam giáp xã Tức Tranh + Phía Tây giáp với xã Tức Tranh

+ Phía Đơng giáp xã Văn Lăng và xã Minh Lập Của Huyện Đồng Hỷ Vị trí địa lý của xã khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các địa phương với nhau, cũng như giữa những người dân trong vùng. Tạo tiền đề cho việc sản xuất và tiêu thụ nơng sản.

b. khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đơng Bắc Bộ. Một

năm có 4 mùa rõ rệt mùa đơng lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xn mùa thu khí hậu ơn hịa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-23C, độ ẩm khơng khí tương đối cao từ 80-90%. Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1500- 1600mm mang đậm nét đặc trưng của kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vực Đơng Bắc Bộ nói chung và Phú Đơ nói riêng.

- Thủy văn: Xã Phú Đơ có một khe suối chảy qua là phụ lưu của dịng

sơng Dong chảy trên khu vực phía Bắc, ngồi ra cịn có một khe suối đầu nguồn của sơng Sói bắt nguồn từ khu vực phía Nam của xã Phú Đô chảy qua. Phú Đơ được xếp trong nhóm các xã vùng gị đồi của huyện Phú Lương.

c. Điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng

- Địa hình của xã Phú Đơ có nhiều đồi núi thấp, độ cao khơng đồng đều mà hình thành các dải, khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.

- Xã Phú Đơ nhìn tổng quan có nhiều loại đất canh tác phù hợp với khá nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng,…

4.1.2.2. Điều kiện dân số

Theo số liệu thống kê năm 2020, xã Phú Đơ có 1.542 hộ, với 6.242 nhân khẩu, có 9 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Sán chay chiếm 65% dân số. Mật độ dân số đạt 227 người/km² tương đối thấp. Với đặc trưng của xã thuần nông, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cây chè là cây trồng chủ yếu tại địa phương. Người dân xã Phú Đơ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong phát triển cây chè.

4.1.2.3. Tình hình phát triển cây chè tại xã Phú Đô

Trong năm 2020, tổng diện tích gieo trồng cây lúa của xã Phú Đô là 9,54 ha, đạt 87,6% kế hoạch, sản lượng thu được 48,9tấn; diện tích ngơ trồng được 4,48 ha, đạt 89,66% kế hoạch, sản lượng thu được 25,1 tấn; các loại cây trồng ngắn ngày khác được 1,9 ha đạt 95% kế hoạch.

Chè là cây trồng chính mang lại thu nhập tương đối cho người dân, tồn xã có khoảng 152 ha, với tổng sản lượng chè đạt gần 1000 tấn.

Để thấy rõ được vị thế của cây chè trong phát triển kinh tế tại xã Phú Đơ, chúng ta có thể so sánh diện tích các loại cây trồng chủ yếu của xã:

Bảng 4.1. Tổng diện tích các loại cây chủ yếu của xã Phú Đô năm 2021Loại cây Loại cây

Lúa Ngô Chè

Cây trồng khác

(Nguồn: UBND xã Phú Đô)

Bảng 4.2. Sản lượng chè của xã Phú Đô giai đoạn 2019-2021Năm Năm

2019 2020 2021

(Nguồn: UBND xã Phú Đô)

Những năm gần đây, sản phẩm chè được tiêu thụ ổn định hơn nên đời sống của bà con ở xã có nhiều đổi thay. Từ một khu dân cư khó khăn, đến nay đời sống đã được nâng cao; tạo thêm việc làm mới cho hàng nghìn người dân tại địa phương, thu nhập ổn định, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ cây chè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại hợp tác xã nông nghiệp thương mại và dịch vụ phú nam 1, xã phú đô, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w