Thành lập OTC sau đó mới phát triển lên thành TTCK tập trung (SDGCK)

Một phần của tài liệu Đề tài:Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam pps (Trang 42 - 43)

III. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ OTC TRÊN THẾ GIỚ

2. Bài học kinh nghiệm

2.6. Thành lập OTC sau đó mới phát triển lên thành TTCK tập trung (SDGCK)

(SDGCK)

Lịch sử phát triển TTCK thế giới cho thấy, TTCK phi tập trung thường xuất hiện sớm hơn TTCK tập trung nhưng hoạt động chủ yếu là các cuộc thương lượng, trao đổi miệng với nhau, không cần giấy tờ cũng như không cần có hàng hoá hay mẫu mã trước mặt, nói chung hoạt động gần như dựa vào chữ tín, không có các chế tài, các điều chỉnh cụ thể của pháp luật về thị trường này, sau đó các quy định, luật lệ mới từng bước hình thành. Qua một thời gian hoạt động nhất định, thị trường dần dần có sự điều chỉnh của pháp luật và phát triển thành TTCK tập trung (SGDCK), những nóng vội trong quá trình này thường phải trải qua những cú sốc lớn, gây gián đoạn, suy giảm lòng tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của thị trường.

Ví dụ như thị trường chứng khoán Thái Lan, Inđônêsia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu hàng hoá và do không được quan tâm đúng mức, thị trường chứng khoán Philippine kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động của 2 Sở giao dịch chứng khoán (Makita và Manila), thị trường chứng khoán Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp, …

Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đề tài:Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam pps (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w