Phán quyết trọng tài

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp tại trọng tài Thương mại (Trang 26 - 28)

Trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM, HĐTT có thể ban hành nhiều những quyết định khác nhau như quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định giải quyết khiếu nại... Tuy nhiên đặc trưng của phán quyết trọng tại vẫn là tính chung thẩm nên nó có có thể giải quyết tận gốc vấn đề đang có tranh chấp giữa các bên. So với các quyết định khác của HĐTT, phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng là kết quả của một quá trình tranh luận thấu đáo giữa các bên. Việc ban hành phán quyết trọng tài sẽ chấm dứt quá trình giải quyết tranh chấp của TTTM.

Thứ nhất, về nguyên tắc ban hành phán quyết trọng tài

Điều 60 Luật TTTM năm 2010 quy định: "HĐTT ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phải quyết trọng tải được lập theo ý kiến của Chủ tịch HĐTT”. Nguyên tắc này có thể hiểu là nếu HĐTT có nhiều hơn một thành viên thì phán quyết sẽ được ban hành khi có sự đồng ý của đa số thành viên HĐTT, nếu các bên không thể thống nhất hoặc kết quả biểu quyết không đạt được đa số, ý kiến của chủ tịch HĐTT sẽ là phán quyết cuối cùng. Quy định về về ngoại lệ này theo pháp luật Việt Nam nêu trên một mặt đáp ứng được sự nhanh chóng của quá trình giải quyết tranh chấp nhưng ở một phương diện khác, có thể gây ảnh hưởng tới sự chính xác của phán quyết trọng tài cũng như uy tín của phương thức giải quyết tranh chấp tại TTTM khi mà phán quyết trọng tài trong trường hợp này lại được đưa ra theo ý kiến của chủ tịch HĐTT.

Hình thức của phán quyết của trọng tài phải được ghi nhận dưới dạng văn bản và phải bao gồm các nội dung được nêu tại Khoản 1 Điều 61 Luật TTTM năm 2010 bao gồm: thời gian, địa điểm ra phán quyết, các thông tin của các bên tranh chấp và các TTV, tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp…, cụ thể:

“Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết; b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn; c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;

d) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;

đ) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;

e) Kết quả giải quyết tranh chấp; g) Thời hạn thi hành phán quyết;

h) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan; i) Chữ ký của Trọng tài viên.”

Cũng tại Điều 61 này, phán quyết trọng tài sẽ được ban hành với chữ ký của các TTV ngay tại phiên họp hoặc được ban hành trong vòng 30 ngày tính từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Nếu như phán quyết không có đủ chữ ký trọng tài thì phán quyết vẫn có hiệu lực với điều kiện chủ tịch HĐTT phải ghi nhận việc này và nêu rõ lý do trong phán quyết trọng tài.

Tại Khoản 5 Điều này cũng có quy định: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. Thực chất, quy định này là sự cụ thể hóa nội dung nguyên tắc xét xử một lần của TTTM đối với tranh chấp HĐTM phát sinh. Bởi lẽ, như đã trình bày ở trên TTTM là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán phi chính phủ do đó không có cơ quan “cấp trên” của TTTM để xem xét lại quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, so sánh với cách thức giải quyết tranh chấp HĐTM bằng thương lượng hòa giải khi kết quả giải quyết tranh chấp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí, sự tự giác, tự nguyện thực hiện của các bên thì giá trị chung thẩm của phán quyết trọng tài sẽ góp phần giải quyết triệt để tranh chấp phát sinh giữa các bên. Bên cạnh đó, với nội dung

này cũng tương thích với đặc thù của phương thức TTTM cũng như pháp luật quốc tế về TTTM.

Thứ ba, về sửa chữa giải thích phán quyết trọng tài và ban hành phán quyết trọng

tài bổ sung

Sau khi ban hành phán quyết trọng tài, theo quy định tại Điều 63 Luật TTTM năm 2010, HĐTT có thể tự mình hoặc trên cơ sở yêu cầu của một bên tranh chấp, tiến hành giải thích một số điểm cụ thể của phán quyết trọng tài, sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong quá trình giải quyết tranh chấp, và ban hành phán quyết bổ sung đối với những nội dung được các bên thống nhất trong quá trình tố tụng nhưng chưa được phán quyết trọng tài ghi nhận lại. Quy định này nhằm đảm bảo HĐTT có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp khi trên thực tế họ chỉ có một khoảng thời gian ngắn để xem xét và giải quyết tranh chấp nên việc có những thiếu sót hoặc lỗi nhỏ là không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp tại trọng tài Thương mại (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)