Thi hành phán quyết trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp tại trọng tài Thương mại (Trang 28)

Phán quyết trọng tài sẽ có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành phán quyết trong thời hạn được nêu tại phán quyết. Khi thời hạn này đã hết, nếu bên thi hành chưa thi hành hay yêu cầu hủy phán quyết, thì bên còn lại có thể “làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”13. Đối với tranh chấp áp dụng tài vụ việc: “bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi

phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 Luật này”14. Tuy nhiên, trong Luật

TTTM hiện hành không quy định về việc thi hành phán quyết trọng tài sẽ được tiến hành như thế nào, mà việc này được cơ quan nhà nước áp dụng các quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Nguyên nhân của quy định này xuất phát từ bản chất TTTM là cơ quan tài phán phi chính phủ hoạt động và tồn tại độc lập nên sẽ không có cơ quan riêng biệt để thi hành phán quyết trọng tài.

Mặc dù phán quyết của trọng tài là chung thẩm, có giá trị ràng buộc các bên nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai lầm, do vậy đối với những trường hợp này, pháp luật ghi nhận quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của các bên đương sự, trong các trường hợp được nêu tại Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010:

13 Theo Khoản 1 Điều 66 Luật trọng tài thương mại 2010 14 Theo Khoản 1 Điều 66 Luật trọng tài thương mại 2010

“Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;

c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Về thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài”.

Theo đó, khi nhận được yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, tòa án sẽ không xem xét lại nội dung vụ việc vì tòa án không phải “cấp trên” của trọng tài cũng như nguyên tắc của TTTM là “xét xử một lần” nên tòa án sẽ chi tiến hành phiên họp để xác định xem quyết định của HĐT có nằm trong các trường hợp bị hủy đã nêu trên. Nếu không thể chứng minh được phán quyết trọng tài thuộc vào một trong số các trường hợp đó, tòa án sẽ tuyên bố không hủy phán quyết trọng tài và các bên vẫn có nghĩa vụ thực hiện phán quyết trọng tài đó. Trong trường hợp này, không phải phán quyết trọng tài mà quyết định của tòa án mới là quyết định cuối cùng đối với kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI

TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI . 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM

phải đảm bảo thể chế hóa kịp thời và đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nói chung và các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về giải quyết tranh chấp HĐTM nói riêng.15

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM

cần phải bám sát theo những yêu cầu cũng như mục tiêu đặt ra tại “Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức Trọng tài thương mại, hòa giải thương mại” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 02 tháng 10 năm 2019. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM, nâng cao chỉ số cạnh tranh của TTTM tại Việt Nam cũng như xây dựng được môi trường đầu tư kinh doanh với hành lang pháp lý ổn định thuận lợi hơn.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp trong lĩnh vực này đòi hỏi sự tương thích với luật pháp quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, đòi hỏi phải có sự tham khảo có chọn lọc kinh nghiệp quốc tế về pháp luật về TTTM để đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới cũng như những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia đàm phán ký kết và là thành viên

3.2. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật

3.2.1. Bổ sung quy định về nội dung thỏa thuận trọng tài

Hiện nay, những quy định về TTTM không có ghi nhận hay hướng dẫn cụ thể về các nội dung cần phải có của một thỏa thuận trọng tài. Theo đó, mặc dù các trung tâm TTTM có đưa ra những đề xuất về Điều khoản trọng tài mẫu để các bên tham khảo nhưng để đảm bảo thỏa thuận trọng tài của các bên được xác lập với đầy đủ các nội dung cần thiết như hình thức trọng tài được áp dụng trung tâm trọng tài được lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ trọng tài, số lượng TTV... thì việc bổ sung hướng dẫn về mẫu thỏa thuận trọng 15 Dương Quỳnh Hoa (2019), “Bất cập của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 1/2019

tải là một điều cần thiết. Đặc biệt, với thực tiễn nhiều doanh nghiệp nội địa chưa có đầy đủ hiểu biết về TTTM thì việc có những hướng dẫn cụ thể sẽ góp phần giảm thiểu các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được cũng như rút ngắn tiến trình giải quyết tranh chấp tại TTTM khi không phải dành thời gian chờ các bên thỏa thuận về các vấn đề có liên quan đến giải quyết tranh chấp.

3.2.2. Hoàn thiện quy định về xử lý trường hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện được hiện được

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 43 Luật TTTM năm 2010: “Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được

thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn”. Như đã phân tích ở Chương 2, quy định này có

thể hợp lý theo hướng tôn trọng thỏa thuận ban đầu của các bên là lựa chọn giải quyết tranh chấp tại TTTM nhưng lại không đảm bảo đúng tính chất thỏa thuận của các bên khi cho phép xác định hình thức, tổ chức trọng tài theo yêu cầu của nguyên đơn. Vậy nên đối với trường hợp này, nếu các bên không đạt được thỏa thuận bổ sung thì có thể xử lý tương tự như Khoản 4 Điều 43 Luật TTTM, tức là xác định thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực và thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc tòa án. Với việc quy định hệ quả như vậy, các bên sẽ chủ động và đảm bảo thỏa thuận đầy đủ các nội dung có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của mình

3.2.3. Hoàn thiện quy định về xác định thời điểm bắt đầu tổ tụng

Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài vai trò không thể thiếu đối với hoạt động giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM. Tuy nhiên với quy định tại Điều 31 Luật TTTM năm 2010 thì giữa trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc có cách xác định thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài khác nhau. Điều này hiện nay không còn thích hợp với pháp luật quốc tế về trọng tải trong việc đảm bảo sự nhận biết của bị đơn về việc bắt đầu tổ tụng trọng tài. Do vậy, có thể điều chỉnh thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn không chỉ đối với trọng tài quy chế mà còn phải áp dụng cho trọng tài vụ việc như quy định tại Luật Mẫu của UNCITRAL và pháp luật trọng tài của hầu hết các nước trên thế giới.

3.2.4. Bổ sung quy định về thẩm quyền lý đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ

Thẩm quyền ký đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ là một trong những vấn đề còn đang có sự thiếu sót trong các quy định của Luật TTTM năm 2010 và có thể gây ảnh hưởng tới tính xác thực và hiệu lực của đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ của các bên Theo đó, mặc dù quy tắc tố tụng trọng tải của một số trung tâm TTTM đã có quy định và ghi nhận vấn đề này nhưng để đảm bảo áp dụng một cách thống nhất và đầy đủ nhất thì việc bổ sung quy định về thẩm quyền ký đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ của các bên là cần thiết. Cụ thể, việc bổ sung quy định về thẩm quyền ký có thể được xây dựng trên cơ sở tham khảo quy định tại BLTTDS năm 2015, Điều 189, Khoản 3 đã quy định rất rõ ràng và chi tiết về vấn đề này. Bổ sung quy định về gia đơn khởi kiện và trình tự gửi đơn khởi kiện đối với trọng tài vụ việc

Pháp luật về TTTM hiện nay không có quy định về gửi và nhận đơn khởi kiện hay quy định về thời điểm mà bên bị kiện tiếp nhận đơn khởi kiện đối với trọng tài vụ việc. Từ đó, đặt ra yêu cầu bổ sung quy định về xác định thời điểm của và nhận đơn khởi kiện của bị đơn đối với trọng tài vụ việc để góp phần giảm tình trạng trì hoãn giải quyết tranh chấp của bị đơn với lý do chưa nhận được yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Để hoàn thiện quy ảnh này có thể tham khảo Khoản 1 Điều 3 Luật Mẫu của UNCITRAL có quy định chung về gửi, nhận và xác định thời điểm báo nhận các thông báo bằng văn bản bao gồm cả đơn khởi kiện đối với cả trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. Có nghĩa là có thể dựa trên quy định tại Điều 12 Luật TTTM năm 2010 về việc gửi thông báo và trình tự thông báo để điều chỉnh áp dụng cho cả trường hợp củ và nhận đơn khởi kiện đối với trọng tài vụ việc thay vì chỉ áp dụng đối với trọng tài quy chế hoặc khi HĐTT đã được thành lập như hiện nay.

3.2.5. Hoàn thiện quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 49 Luật TTTM năm 2010, trường hợp một bên tranh chấp có yêu cầu HĐTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm, không phân biệt là áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào. Tuy nhiên không phải mọi biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc áp dụng biện pháp bảo đảm đều là cần thiết. Vậy nên có thể sửa đổi quy định về biện pháp bảo đảm trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo hướng quy định tại BLTTDS năm 2015. Qua đó, góp phần giảm gánh nặng tài chính đối với các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM. Ngoài ra, xem xét tới số lượng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thẩm quyền áp dụng so với các biện pháp khẩn cấp tạm

thời mà HĐTT có thẩm quyền áp dụng có thể thấy tòa án có thẩm quyền áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời hơn. Vì vậy, có thể bổ sung thêm các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà HĐTT được quyền áp dụng để góp phần giảm tải áp lực cho hoạt động của tòa án khi các bên tranh chấp lựa chọn áp cang các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà chỉ có tòa án có thẩm quyền áp dụng

3.2.6. Hoàn thiện quy định về hủy phán quyết trọng tài

Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010 xác định các căn cứ để tòa án xem xét và ra quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài. Mặc dù vậy, một số các căn cứ được xác định tại Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010 vẫn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất. Nhất là căn cứ “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là một trong số những căn cứ mà các tòa án thường xuyên sử dụng để hủy phán quyết trọng tài. Nhưng để xác định chính xác thế nào là “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là rất khó. Do vậy, cần phải có quy định bổ sung để giải thích hướng dẫn rõ ràng hơn về cách áp dụng các căn cứ hủy phán quyết trọng tài của tòa án, tránh trường hợp các tòa án hầu hết đều xem xét lại nội dung vụ việc đề đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Hơn nữa, với thực trạng một số quyết định hủy phán quyết trọng tài được ban hình mà không có căn cứ cụ thể. Cũng như xem xét tới hệ quả của quyết định hủy phán quyết trọng tải của tòa án sẽ là quyết định cuối cùng và các bên không có quyền khiếu nại, kháng cáo cũng như Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị. Có thể thấy, cần xem xét bổ sung quy định về việc xem xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của tòa án để tránh tình trạng áp dụng không đúng các quy định của pháp luật cũng như giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động này của tòa án.

KẾT LUẬN

Thủ tục giải quyết tranh chấp là một vấn đề tiên quyết được các bên tranh chấp HĐTM quan tâm và chú trọng lựa chọn phương thức gia quyết tranh chấp tại TTTM. Vì vậy, Luật TTTM năm 2010 đã có những quy định chặt chẽ và cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM. Tuy nhiên các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM cần được nghiên cứu một cách chuyên sâu và nghiêm túc hơn.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, xuất phát từ bản chất của TTTM và HĐTM, bài viết đã tập trung nghiên cứu và phân tích để làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM, sự hình thành phát triển của các quy định của pháp luật.

Cùng với đó, bài viết đã đã tập trung phân tích chi tiết từng công việc phải thực hiện trong tố tụng trọng tài để chỉ ra những điểm hợp lý, phù hợp và những điểm còn hạn chế, bất cập, từ đó đã đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM ở Việt Nam.

Thông qua việc đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật, Đề án hy vọng có thể đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp HĐTM nói chung và các tranh chấp HĐTM quốc tế nói riêng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp tại trọng tài Thương mại (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)