Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010 xác định các căn cứ để tòa án xem xét và ra quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài. Mặc dù vậy, một số các căn cứ được xác định tại Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010 vẫn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất. Nhất là căn cứ “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là một trong số những căn cứ mà các tòa án thường xuyên sử dụng để hủy phán quyết trọng tài. Nhưng để xác định chính xác thế nào là “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là rất khó. Do vậy, cần phải có quy định bổ sung để giải thích hướng dẫn rõ ràng hơn về cách áp dụng các căn cứ hủy phán quyết trọng tài của tòa án, tránh trường hợp các tòa án hầu hết đều xem xét lại nội dung vụ việc đề đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Hơn nữa, với thực trạng một số quyết định hủy phán quyết trọng tài được ban hình mà không có căn cứ cụ thể. Cũng như xem xét tới hệ quả của quyết định hủy phán quyết trọng tải của tòa án sẽ là quyết định cuối cùng và các bên không có quyền khiếu nại, kháng cáo cũng như Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị. Có thể thấy, cần xem xét bổ sung quy định về việc xem xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của tòa án để tránh tình trạng áp dụng không đúng các quy định của pháp luật cũng như giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động này của tòa án.
KẾT LUẬN
Thủ tục giải quyết tranh chấp là một vấn đề tiên quyết được các bên tranh chấp HĐTM quan tâm và chú trọng lựa chọn phương thức gia quyết tranh chấp tại TTTM. Vì vậy, Luật TTTM năm 2010 đã có những quy định chặt chẽ và cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM. Tuy nhiên các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM cần được nghiên cứu một cách chuyên sâu và nghiêm túc hơn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, xuất phát từ bản chất của TTTM và HĐTM, bài viết đã tập trung nghiên cứu và phân tích để làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM, sự hình thành phát triển của các quy định của pháp luật.
Cùng với đó, bài viết đã đã tập trung phân tích chi tiết từng công việc phải thực hiện trong tố tụng trọng tài để chỉ ra những điểm hợp lý, phù hợp và những điểm còn hạn chế, bất cập, từ đó đã đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTM tại TTTM ở Việt Nam.
Thông qua việc đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật, Đề án hy vọng có thể đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp HĐTM nói chung và các tranh chấp HĐTM quốc tế nói riêng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 3. Luật Thương mại năm 1997 4. Luật Thương mại năm 2005
5. Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 6. Luật Trọng tài thương mại năm 2010
7. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngảy 20 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành một số quy ảnh Luật Trọng tài thương mại
B. Các tài liệu tham khảo khác
1. Dương Quỳnh Hoa (2019), “Bất cập của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và
hướng hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 1/2019
2. Đinh Khánh Linh (2020), “Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại
trọng tài thương mại - những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
3. Hà Thị Thanh Bình, Phạm Hoài Huấn (2015), “Bàn về khắc phục sai sót trong tố tụng trọng tài nhằm tránh việc hủy phán quyết trọng tài”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Số 4/2015.
4. Nguyễn Mạnh Linh (2015), “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - Thực tiễn hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại trên địa bàn thành
phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
5. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Huyền Trang (2019), “Thẩm quyền của trọng tài
thương mại quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010”, Tạp chi
luật học Số 1/2019
6. Nguyễn Viết Tý (2019), Đặc trưng cơ bản của trọng tài thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 4/2019
7. Phạm Thị Thu Trang (2019), “Giải quyết tranh chấp HĐTM bằng trọng tài thương
mại - Thực hiện tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC”), Luận văn thạc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………