6 Kết luận và khuyến nghị
6.1 Thiết lập Cơ quan điều phối (Clearinghouse)
Nếu như PRO được coi là trái tim của hệ thống vận hành EPR thì cơ quan điều phối có thể được coi là trái tim của hệ thống quản lý EPR. Trong hầu hết các trường hợp, khi tồn tại sự cạnh tranh giữa các PRO với nhau sẽ làm nảy sinh nhu cầu phải thành lập một cơ quan trung lập để điều phối công việc của các PRO, và cơ quan này thường gọi là 'clearinghouse'. Cơ quan điều phối có thể là một tổ chức phi lợi nhuận riêng biệt hoặc một cơ quan chính phủ giúp khắc phục các động cơ không mong muốn tạo ra do cạnh tranh giữa các PRO.100
Nhiệm vụ của cơ quan điều phối có thể bao gồm:101
• Tập trung và tổng hợp dữ liệu được báo cáo và kiểm tra chất lượng và tính đầy đủ của dữ liệu (vai trò ‘Đăng ký’);
• Xác minh sự tuân thủ (nhận dạng free-rider), để kết nối với các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật;
• Đảm bảo tất cả các PRO cạnh tranh nhưng trên một sân chơi bình đẳng bằng cách xác minh tất cả các yêu cầu đều cùng được các PRO đáp ứng như nhau;
• Tính toán thị phần và đảm bảo xác định công bằng các mục tiêu của từng PRO.
Cơ quan điều phối có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam do dữ liệu phân tán giữa nhiều cơ quan liên quan. Thêm nữa, các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Việt Nam, điều này đòi hỏi nỗ lực lớn hơn để quản lý free-rider. Trong tổng số 610.637 doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, 62,6% là doanh nghiệp siêu nhỏ, 31,1% là doanh nghiệp nhỏ, 3,5% là doanh nghiệp vừa và chỉ 2,8% là doanh nghiệp lớn.102
Do đó, Cơ quan điều phối sẽ phù hợp nhất với tư cách là một cơ quan quốc gia trực thuộc Bộ TN&MT để đảm bảo khả năng tiếp cận dữ liệu của các cơ quan có liên quan cũng như dữ liệu do các PRO và nhà sản xuất báo cáo. Do vai trò quan trọng của mình, cơ quan điều phối cần nguồn lực ổn định cho hoạt động, điều mà chỉ có thể được bảo đảm bằng nguồn lực công. Hoạt động và vai trò của cơ quan điều phối sẽ gồm cả quản lý Cổng thông tin đăng ký quốc gia EPR như đề xuất trong Hình 5.
100 OECD. Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Hướng dẫn cập nhật về Quản lý rác thải hiệu quả. NXBOECD
54, (OECD, 2016).
101 Deloitte. Xây dựng hướng dẫn về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Eur. Comm. – DG Environ. No 1–227 (2014).
102 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020). Sách Trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020. Xem tại: https://www.gso.gov.vn/wp- content/uploads/2020/04/Ruot-sach-trang-2020.pdf (truy cập ngày 10 tháng 01 năm 2021).
17
Hình 5: Đề xuất thành lập Cơ quan Điều phối (Clearinghouse) trong hệ thống EPR ở Việt Nam