Hợp tác trong việc giải quyết các sản phẩm mà nhà sản xuất không còn tồn tại và sản phẩm

Một phần của tài liệu viet_nam_policy_assessment_vi (Trang 32)

6 Kết luận và khuyến nghị

6.3Hợp tác trong việc giải quyết các sản phẩm mà nhà sản xuất không còn tồn tại và sản phẩm

tồn tại và sản phẩm đã có trên thị trường trước chính sách EPR

Một trong những thách thức lớn nhất trong việc thiết lập hệ thống EPR là giải quyết vấn đề chất thải đã tồn tại trước (phát sinh từ các sản phẩm đã bán ra thị trường trước thời điểm có hiệu lực của chính sách EPR) do liên quan đến trách nhiệm hồi tố của nhà sản xuất. Vì thường là các sản phẩm có vòng đời dài, trong một số trường hợp, nhà sản xuất của các sản phẩm đã có sẵn này không còn tồn tại nữa, và sản phẩm của họ trở thành sản phẩm “mồ côi”. Cả các sản phẩm đã tồn tại từ trước và sản phẩm “mô côi” đều sẽ trở thành gánh nặng cho hệ thống EPR. Việc xác định ai sẽ chịu trách nhiệm tài chính để xử lý các sản phẩm này thường châm ngòi cho tranh luận. Các nhà sản xuất thường từ chối trách nhiệm hồi tố bất lợi đối với mình.106

Tại Liên minh Châu Âu, Chỉ thị của Nghị viện Châu Âu về chất thải điện và điện từ quy định trách nhiệm đối với các sản phẩm đã tồn tại từ trước như sau:

• Đối với chất thải điện và điện tử từ hộ gia đình tư nhân: chi phí “sẽ được gánh chịu bởi một hoặc nhiều hệ thống mà tất cả các nhà sản xuất đang có trên thị trường sẽ cùng chia sẻ theo phần tương ứng với chi phí phát sinh, ví dụ, theo phần tương ứng với thị phần của nhà sản xuất đối với loại thiết bị đó.”107

• Đối với chất thải điện và điện tử mà người dùng không phải hộ gia đình tư nhân:

1. … “Đối với chất thải đã có sẵn từ trước được thay thế bởi sản phẩm mới tương đương hoặc bởi sản phẩm mới có cùng chức năng thì chi phí tài chính sẽ được cung cấp bởi nhà sản xuất của sản phẩm mới khi cung cấp chúng. Các quốc gia thành viên có thể, như là một lựa chọn thay thế, quy định rằng, người dùng không phải hộ gia đình cá nhân cũng có thể phải chịu một phần hoặc toàn bộtrách nhiệm cho khoản tài chính này.

• Đối với các chất thải đã có sẵn từ trước khác, chi phí sẽ được chi trả bởi người sử dụng

không phải hộ gia đình tư nhân.

2. Nhà sản xuất và người sử dụng không phải hộ gia đình tư nhân có thể ký kết các thỏa thuận quy định các phương thức tài chính khác mà không bị ảnh hưởng bởi Chỉ thị này.”108

Các quy định này của EU là ví dụ tốt cho Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ở Việt Nam cần nhận thức và hợp tác để phát triển giải pháp này.

Một phần của tài liệu viet_nam_policy_assessment_vi (Trang 32)