Lồng ghép khối phi chính thức trong hệ thống EPR

Một phần của tài liệu viet_nam_policy_assessment_vi (Trang 31 - 32)

6 Kết luận và khuyến nghị

6.2Lồng ghép khối phi chính thức trong hệ thống EPR

Các bằng chứng vững chắc chỉ ra rằng các hệ thống phi chính thức ở các nước có thu nhập trung bình thu gom được nhiều vật liệu hơn các hệ thống tái chế chính thức. Trong trường hợp cả hai tồn tại song song, hệ thống phi chính thức có thể thu gom tới 30% tổng lượng chất thải phát sinh so với 13% của hệ thống chính thức.103 Tương tự, sự chiếm ưu thế của các khối phi chính thức trong chuỗi giá trị của các chất thải có giá trị cũng cho thấy hiệu quả của hệ thống này ở Việt Nam. Như đã đề cập trước, khu vực phi chính thức có cả tác động tích cực và không mong muốn, nhưng việc lồng ghép khối họ vào hệ thống EPR sẽ quyết định sự thành công của EPR ở Việt Nam. Cần lưu ý rằng khối phi chính thức là lực lượng lao động chính. Báo cáo về Lao động phi chính thức đầu tiên do Tổng cục Thống kê Việt Nam phối hợp với ILO thực hiện năm 2016 cho thấy 18 triệu người, tương đương với 78,6% tổng số lao động, là lao động phi chính thức.104 Vì vậy, sẽ rất có giá trị nếu giảm thiểu được các tác động tiêu cực và khuếch đại các tác động tích cực của khối phi chính thức để nâng cao hiệu quả quản lý và tái chế chất thải.

Để lồng ghép khối phi chính thức có nhiều cách tiếp cận khác nhau, chúng không loại trừ mà bổ sung cho nhau, có thể áp dụng trong các bối cảnh khác nhau, bao gồm:105

• Các can thiệp dựa trên phúc lợi, đôi khi còn được gọi là hội nhập xã hội. • Các can thiệp dựa trên quyền, bao gồm cả các tổ chức lao động. • Hội nhập khối phi chính thức, đôi khi còn được gọi là tái chế bao trùm. • Chính thức hóa thông qua việc đăng ký và tuân thủ các quy tắc và luật lệ.

103 OECD. Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Hướng dẫn cập nhật về Quản lý rác thải hiệu quả. NXBOECD

54, (OECD, 2016).

104 ILO/ Tổng cục Thống Kê Việt Nam (2016). Báo cáo Lao động phi chính thức 2016. Xem tại:

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo- hanoi/documents/publication/wcms_638334.pdf

105 OECD. Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Hướng dẫn cập nhật về Quản lý rác thải hiệu quả. NXB OECD 54, (OECD, 2016).

18 • Chuyên môn hóa và tiếp cận tài chính.

• Cách tiếp cận dựa trên các hoạt động chuỗi giá trị B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Việc lồng ghép các khu vực phi chính thức vào hệ thống EPR sẽ là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì cùng với xây dựng nhiều chính sách khác nhau. Cần thí điểm để xác định các cách thức mà người lao động phi chính thức có thể đóng góp vào hệ thống quản lý chất thải trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp can thiệp nào trên quy mô lớn hoặc bằng ban hành quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu viet_nam_policy_assessment_vi (Trang 31 - 32)