Nai
2.1.4.1. Huy động vốn
Thực hiện chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam, năm 2018 Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị nhằm đáp ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu thanh khoản và đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và có lãi. Chi nhánh thƣờng xuyên theo dõi, bám sát diễn biến thị trƣờng tiền tệ - ngân hàng trong nƣớc, đặc biệt là tại địa phƣơng, luôn cập nhật kịp thời sự thay đổi lãi
Bảng 2.1 Huy động vốn của Agribank - Chi nhánh Nam Đồng Nai
Đơn vị tính : tỷ đồng S TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 Mức+- %+- Mức+- %+- 1 Tổng VHĐ 6.992 7.174 8.644 182 3 1.524 21,2 2 Vốn nội tệ 6.031 7.091 8.580 160 2,3 1.550 22 3 Vốn ng/tệ quy đổi 61 83 64 22 36,3 -19 -23
4 Tiền gửi dân cƣ 6.704 6.802 8.112 98 1,5 1.302 15
5 Tiền gửi tổ chức 288 372 532 84 29 160 43
6 Tg không kỳ hạn 487 625 1.001 138 24,9 376 60
7 Tg CKH<12 thg 3.994 4.095 4.880 101 2,5 785 19,1
8 TgCKH> 12thg 2.382 2.386 2.763 4 0,12 367 13,2
Qua số liệu bảng 2.1 ta thấy, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2018 thực hiện đạt 7.174 tỷ đồng, tăng 182 tỷ đồng (+3%) so với năm 2017, cụ thể nhƣ sau:
- Nguồn vốn huy động nội tệ thực hiện đạt 7.091 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng (+2,3%) so với năm 2017, trong đó tiền gửi dân cƣ đạt 6.745 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95% trên tổng nguồn vốn huy động nội tệ; chiếm tỷ trọng 98,8% trên tổng nguồn vốn huy động.
- Nguồn vốn huy động ngoại tệ (quy đổi VND) thực hiện đạt 83 tỷ đồng, tăng 22 tỷ đồng (+36,3%) so với năm 2017.
- Tiền gửi dân cƣ thực hiện đạt 6.802 triệu đồng, tăng 38 tỷ đồng (+0,6%) so với năm 2017. - Tiền gửi Kho bạc Nhà Nƣớc, TCTD, TCKT: 372 tỷ đồng, tăng 146 tỷ đồng (+64,6%) so
với năm 2017. Trong đó, tiền gửi Kho bạc Nhà Nƣớc 75 tỷ đồng, tiền gửi TCKT: 297 tỷ đồng.
- Tiền gửi không kỳ hạn thực hiện đạt 693 tỷ đồng, tăng 138 tỷ đồng (+24,9%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 9,7% trên tổng nguồn vốn huy động.
- Tiền gửi có kỳ hạn thực hiện đạt 6.481 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng (+0,7%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 90,3% trên tổng nguồn vốn huy động.
Trong đó:
+ Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 06 tháng thực hiện đạt 3.046 tỷ đồng, tăng 8,7 tỷ đồng (+0,29%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 42% trên tổng nguồn vốn huy động.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 06 tháng đến dƣới 12 tháng thực hiện đạt 1.049 tỷ đồng, tăng 13,3 tỷ đồng (+1,3%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 15% trên tổng nguồn vốn huy động.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên thực hiện đạt 2.386 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng (+1%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 33,3% trên tổng nguồn vốn huy động.
Sở dĩ có đƣợc kết quả nhƣ trên là do Chi nhánh đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Nam Đồng Nai, của Agribank, đó là:
Thứ nhất, tăng cƣờng công tác khoán trong kinh doanh nói chung và giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng nhóm và ngƣời lao động; quản lý chặt chẽ số tiền tối thiểu cần huy động mà mỗi CBVC phải thực hiện đạt, gắn với việc quyết toán tiền lƣơng, tiền thƣởng nhằm tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích tập thể và từng CBVC tìm mọi biện pháp phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao;
Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu khách hàng, đảm bảo cạnh tranh và thu hút đƣợc khách hàng. Nhạy bén, linh hoạt trong điều hành lãi suất phù hợp thực tiễn từng địa bàn, tạo sự chủ động cho các chi nhánh trong kinh doanh;
Thứ ba, làm tốt công tác quảng bá thƣơng hiệu, chăm sóc khách hàng, duy trì khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới. Không ngừng giáo dục đạo đức, tác phong của đội ngũ cán bộ trong phục vụ khách hàng;
Thứ tƣ, hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng bài bản hơn nên tạo đƣợc mối quan hệ thân thiết, gần gũi đối với khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, khách hàng có uy tín, có tầm ảnh hƣởng trong cộng đồng;
- Tuy nhiên, do một số nguyên nhân mà công tác huy động vốn còn rất nhiều những tồn tại, không đạt kế hoạch năm 2018 đề ra, cụ thể:
+ Nguồn vốn tăng trƣởng thấp và chỉ tăng trƣởng ở những ngày cuối tháng, cuối năm (Nhơn Trạch +0,47%, Hội sở +2,43%, Cẩm Mỹ +7,8%); toàn chi nhánh đạt thấp so kế hoạch, trong đó: Nhơn Trạch đạt 91,5%, Cẩm Mỹ đạt 93,7%, Hội sở đạt 94%. Thực trạng trên làm giảm đáng kể kết quả tài chính vì do bị phạt vi phạm hạn mức (hơn 480 triệu đồng), do giảm thu từ việc bán vốn cho Agribank;
- Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn tăng khá và chiếm tỷ trọng cao so tổng nguồn vốn huy động (chiếm 9,7% so tổng nguồn), tuy nhiên tiền gửi thanh toán của các tổ chức, đặc
biệt là KBNN lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi KKH (chiếm 53,68%) nên khả năng cân đối vốn là rất thấp (nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức thƣờng có ở những ngày cuối tháng, cuối năm, qua đầu tháng sau thƣờng là họ rút để sử dụng hết); 02 chi nhánh có quy mô nguồn vốn huy động từ dân cƣ tăng gồm: Hội sở (+0,07%), Cẩm Mỹ (+6,87%); cơ cấu kỳ hạn, lãi suất chƣa hợp lý và chƣa đƣợc cải thiện (tiền gửi có KH loại trên 12 tháng tăng cao so đầu năm và chiếm trên 57% so tổng nguồn);
- Một số chi nhánh, một vài CBVC kể cả cán bộ lãnh đạo vẫn chƣa nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Agribank NĐN về việc giao, quyết toán chỉ tiêu HĐV CBVC (một số lãnh đạo có mức huy động BQ đạt thấp hoặc chƣa huy động đƣợc). Vẫn còn đơn vị chƣa triển khai quyết liệt các giải pháp để huy động vốn, chƣa bám sát thị trƣờng, khả năng cạnh tranh còn yếu, còn tạm bằng lòng với tình hình huy động vốn hiện tại; khả năng thích ứng với với sự thay đổi, với những biến động lớn của thị trƣờng ở đại bộ phận CBVC còn yếu;
+ Việc một số QTDND bị kiểm soát đặc biệt, diễn biến của thị trƣờng BĐS tại địa phƣơng đang “nóng”, một số bất ổn về an ninh trật tự nhƣ tụ tập biểu tình đông ngƣời, thêm nữa là thông tin về ALC II gây bất lợi cho thƣơng hiệu Agrbank,… đã một phần ảnh hƣởng đến tâm lý của khách hàng, gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Agribank Nam Đồng Nai;
+ Các tổ chức chuyển tiền quốc tế nhƣ Western Union, MoneyGram mở rộng đối tƣợng đại lý, phục vụ khách hàng 24/24 càng gây khó khăn cho công tác huy động vốn ngoại tệ của Agribank Nam Đồng Nai;
- Năm 2018, mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM có vốn Nhà Nƣớc trên địa bàn tỉnh có chiều hƣớng tăng, Agribank cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, vì vậy lãi suất bình quân đầu vào tăng, trong khi lãi suất bình quân đầu ra không tăng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả tài chính tại đơn vị.
Kết quả năm 2019 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2019 thực hiện đạt 8.644 tỷ đồng, tăng 1.529 tỷ đồng (+21%) so với năm 2018, trong đó tiền gửi dân cƣ 8.112 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94% trên tổng nguồn vốn huy động, cụ thể nhƣ sau:
Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:
Nguồn vốn huy động nội tệ thực hiện đạt 8.580 tỷ đồng, tăng 1.550 tỷ đồng (+22%) so với năm 2018. Trong đó tiền gửi dân cƣ đạt 8.099 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,4% trên tổng nguồn vốn huy động nội tệ; Nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng 99,3% trên tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động ngoại tệ (quy đổi VND) thực hiện đạt 64 tỷ đồng, chiếm 0,7% trên tổng nguồn vốn. Trong đó tiền gửi dân cƣ đạt 13,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% trên tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ.
Về cơ cấu nguồn vốn theo tính chất: Tiền gửi dân cƣ thực hiện đạt 8.112 triệu đồng, tăng 1.302 tỷ đồng (+19%) so với năm 2018, so với năm 2018 tỷ trọng giảm 0,2%. Tiền gửi tổ chức kinh tế: 532 tỷ đồng, giảm 117 tỷ đồng (-18%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 6,2% trên tổng nguồn vốn huy động.
Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn thực hiện đạt 1.001 tỷ đồng, tăng 376 tỷ đồng (+60%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 11,6% trên tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn thực hiện đạt 7.643 tỷ đồng, tăng 1.152 tỷ đồng (+17,8%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 88,4% trên tổng nguồn vốn huy động.
Trong đó: Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 06 tháng thực hiện đạt 3.685 tỷ đồng, tăng 639 tỷ đồng (+21%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 42,6% trên tổng nguồn vốn huy động; Tiền gửi có kỳ hạn từ 06 tháng đến dƣới 12 tháng thực hiện đạt 1.195 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng (+14%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 13,8% trên tổng nguồn vốn huy động; Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên thực hiện đạt 2.763 tỷ đồng, tăng 367 tỷ đồng (+13,2%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 32% trên tổng nguồn vốn huy động.
Nhìn chung trong năm đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Agribank, của Ban Giám đốc Agribank Nam Đồng Nai, cụ thể nhƣ:
+ Tiếp tục thực hiện công tác khoán trong kinh doanh nói chung và giao chỉ tiêu huy động vốn đến nhóm và ngƣời lao động; quản lý chặt chẽ số tiền tối thiểu cần huy động mà mỗi CBVC phải thực hiện đạt, gắn với việc quyết toán tiền lƣơng, tiền thƣởng nhằm tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích tập thể và từng CBVC tìm mọi biện pháp phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao;
+ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu khách hàng, đảm bảo cạnh tranh và thu hút đƣợc khách hàng,nhạy bén, linh hoạt trong điều hành lãi suất phù hợp thực tiễn từng địa bàn, tạo sự chủ động cho các chi nhánh trong kinh doanh;
+ Làm tốt công tác quảng bá thƣơng hiệu, chăm sóc khách hàng, duy trì khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới. Không ngừng giáo dục đạo đức, tác phong của đội ngũ cán bộ giao dịch trong việc phục vụ khách hàng;
+ Hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn nên tạo đƣợc mối quan hệ thân thiết, gần gũi đối với khách hàng, đặc biệt là khách hàng quan trọng, khách hàng có uy tín, có tầm ảnh hƣởng trong cộng đồng;
- Tuy nhiên, công tác huy động vốn còn những tồn tại:
+ Nguồn vốn huy động vƣợt so với chỉ tiêu Agribank giao, trong đó tại Hội sở và Cẩm Mỹ huy động đạt và vƣợt chỉ tiêu Agribank Nam Đồng Nai giao (quý IV/2019);
+ Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn tăng khá và chiếm tỷ trọng cao so tổng nguồn vốn huy động (chiếm 11,6% so tổng nguồn), tuy nhiên vẫn chƣa đạt mục tiêu đề ra (chiếm tỷ trọng 15%) và tiền gửi KKH tăng cao là do tiền gửi từ Trung tâm quỹ đất Cẩm Mỹ (do chƣa chi trả hết tiền đền bù). Nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức chiếm tỷ trọng cao (đây là nguồn tiền gửi thƣờng có ở những ngày cuối tháng, cuối năm, qua đầu tháng sau, năm sau thƣờng là họ rút để sử dụng hết);
+ Cơ cấu kỳ hạn, lãi suất chƣa hợp lý và chƣa đƣợc cải thiện (tiền gửi có KH loại dƣới 06 tháng chiếm tỷ trọng cao, lãi suất đầu vào vẫn còn cao);
+ Một số chi nhánh, một vài CBVC kể cả cán bộ lãnh đạo vẫn chƣa nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Agribank Nam Đồng Nai về việc giao, quyết toán chỉ tiêu huy động vốn (một số lãnh đạo có mức huy động BQ đạt thấp hoặc chƣa huy động đƣợc). Vẫn còn đơn vị chƣa triển khai quyết liệt các giải pháp để huy động vốn, chƣa bám sát thị trƣờng, khả năng cạnh tranh còn yếu, còn tạm bằng lòng với tình hình huy động vốn hiện tại; khả năng thích ứng với với sự thay đổi, với những biến động lớn của thị trƣờng ở đại bộ phận CBVC còn yếu;
+ Việc một số Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn Đồng Nai bị NHNN kiểm soát đặc biệt, diễn biến của thị trƣờng bất động sản tại địa phƣơng đang diễn biến bất thƣờng đã một phần ảnh hƣởng đến tâm lý của khách hàng, gây khó khăn cho công tác huy động vốn;
+ Các tổ chức chuyển tiền quốc tế nhƣ Western Union, MoneyGram mở rộng đối tƣợng đại lý, phục vụ khách hàng 24/24 càng gây khó khăn cho công tác huy động vốn ngoại tệ;
- Năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM có vốn Nhà Nƣớc trên địa bàn tỉnh có chiều hƣớng tăng, Agribank cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, vì vậy lãi suất bình quân đầu vào tăng, trong khi lãi suất bình quân đầu ra không tăng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả tài chính tại đơn vị.
2.1.4.2. Họat động tín dụng
Tổng dƣ nợ đến 31/12/2019 thực hiện 5.460 tỷ đồng, tăng 1.113 tỷ đồng (+26%) so với năm 2018, đạt 100,4% kế hoạch Agribank giao 2019, trong đó: Dƣ nợ nội tệ thực hiện đạt 5.390 tỷ đồng, tăng 1.073 tỷ đồng (+25%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 98,7% trên tổng dƣ nợ, đạt 100,4% kế hoạch Agribank giao năm 2019; Dƣ nợ ngoại tệ (quy đổi) thực hiện đạt 70 tỷ đồng (nguyên tệ USD 3,017,497.74), tăng 41 tỷ đồng (+143%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 1,3% trên tổng dƣ nợ, đạt 100% kế hoạch Agribank giao năm 2019.
Dƣ nợ ngắn hạn thực hiện đạt 2.715 tỷ đồng, tăng 699 tỷ đồng (+35%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 49,7% trên tổng dƣ nợ; Dƣ nợ trung, dài hạn thực hiện đạt 2.745 tỷ đồng, tăng 415 tỷ đồng (+17,8%) so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 50,3% trên tổng dƣ nợ. Về nợ xấu: đến 31/12/2018 số dƣ nợ xấu là 10,98 tỷ, giảm so với đầu năm là 1,085 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,25% so với tổng dƣ nợ, thấp hơn mức nợ xấu giao cho Chi nhánh (KH là 4 tỷ đồng). Đảm bảo nợ xấu duy trì dƣới 1% tổng dƣ nợ theo Nghị quyết đề ra tại Hội nghị NLĐ năm 2018; năm 2019 là 8,13 tỷ, tỷ lệ nợ xấu là 0,25%; năm 2019 là 0,15%.
Bảng 2.2: Tín dụng của Agribank – Chi nhánh Nam Đồng Nai từ 2017 - 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Mức+- %+- Mức +- %+- Dƣ nợ cuối kỳ 3.693 4.347 5.460 654 17,7 1.113 26
Phân theo loại tiền:
Dƣ nợ nội tệ 3.666 4.318 5.390 652 17,8 1.073 25
Dƣ nợ ngoại tệ 27 29 70 2 7,4 41 140
Phân theo thời gian
Dƣ nợ ngắn hạn 1.654 2.016 2.715 362 21,9 699 35
Dƣ nợ TDH 2.038 2.331 2.745 293 14,4 415 17,8
Nợ xấu 12,59 10,98 8,13 - - - -
Tỷ lệ nợ xấu 0,34% 0,25% 0,15% - - - -
Nguồn: Báo cáo năm 2017- 2019 của Agribank - Chi nhánh Nam Đồng Nai [3]
Nhìn chung trong 3 năm qua, Chi nhánh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, triển khai các văn bản chỉ đạo của Agribank đầy đủ kịp thời, Chi nhánh duy trì và hoạt động hiệu quả Tổ thu hồi nợ xấu. Giám đốc Chi nhánh làm tổ trƣởng tổ thu hồi nợ xấu, thành viên là lãnh đạo phòng kế hoạch - kinh doanh và tất cả cán bộ tín dụng có nợ xấu cao.
- Định kỳ Tổ thu hồi nợ tiến hành họp để phân tích thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng phƣơng án thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ lãi tồn đong, nợ tiềm ẩn rủi ro…của từng trƣờng hợp cụ thể nhằm thu hồi và hạn chế nợ xấu phát sinh, thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC, nợ lãi tồn đọng, nợ tiềm ẩn rủi