7. Đóng góp của đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Chính sách tín dụng của NHTM
Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách cho vay đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng.
Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình. Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không có lãi suất ưu đãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Như vậy, Chính sách tín dụng quyết định quy chế tín dụng, về cơ cấu tín dụng của một NH. Nó định hướng tới mở rộng hay thu hẹp dịch vụ. Tùy theo chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kì ưu tiên cho loại hình cho vay nào. Khi ngân hàng quyết định sẽ mở rộng hoạt động cho vay thì CVTD cũng sẽ vì thế mà có khả năng tăng trưởng mạnh nhưng trong thời kì khó khắn, khi ngân hàng thu hẹp hoạt động tín dụng thì CVTD cũng sẽ vì thế mà có xu hướng giảm. Chính sách tín dụng linh hoạt, đúng đắn, đơn giản hóa các thủ tục cho vay thì cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động CVTD phát triển.
1.3.2.2. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng, đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, và đang là vấn đề mà các ngân hàng quan tâm. Việc mở rộng các chi nhánh đến nhiều nơi tạo điều kiện hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh. Vì vậy,ngân hàng nào có mạng lưới hoạt động rộng thì sẽ có điều kiện mở rộng kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
1.3.2.3.Chất lượng nhân sự
Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên Ngân hàng chính là hình ảnh của Ngân hàng. Cho nên với những kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ. Đa số các ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh được đề xuất bởi nhân viên Ngân hàng. Nhân viên Ngân hàng là lực lượng chủ yếu truyền thông tin từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, cán bộ tín dụng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Do đó,
nhân viên NH không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết về tâm lí, thói quen, sở thích của từng nhóm khách hàng, có hiểu biết về thị trường hàng hoá và dịch vụ. Sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh, ngoài yếu tố cơ sở vật chất, yếu tố vốn thì nhân tố con người cũng đóng vai trò rất quan trọng. Để đẩy mạnh hoạt động của mình, các ngân hàng cần có một chiến lược đào tạo con người lâu dài, cập nhật cùng với chế độ đãi ngộ thích hợp để thu hút và giữ chân những người giỏi. Đây là nền tảng cho sự phát triển của bất cứ hoạt động nào không chỉ là hoạt động của bất cứ một ngân hàng nào.
1.4. Kinh nghiệm phát triển vay tiêu dùng của một số tổ chức tài chính tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với Vpbank Hồ Chí Minh.
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng trong nước đầu tiên khai thác sản phẩm này. Doanh số CVTD của đơn vị chiếm tới 20% doanh số của Ngân hàng. Các nhóm sản phẩm chính mà Sacombank cho vay thuộc lĩnh này là bất động sản (mua nhà, hợp thức hóa, xây nhà, sửa nhà), mua ô tô và các tiêu dùng khác như mua sắm hàng hóa, dịch vụ và du lịch. Để thu hút khách hàng, một phương thức mà nhiều ngân hàng đều áp dụng là đưa ra những giá trị gia tăng cho khách hàng. Ngân hàng ACB (Ngân hàng Á Châu) CVTD tín chấp tùy thuộc vào nhu cầu và mức thu nhập của người vay với số tiền lên đến 500 triệu đồng trong vòng 60 tháng, người vay không cần phải có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay và trả nợ hàng tháng và chỉ trong vòng 48 giờ khách hàng được hoàn tất thủ tục vay tiền. Ngoài ra ACB còn có các sản phẩm cho vay mua xe ô tô, cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) cũng đã đưa ra sản phẩm CVTD mua xe ô tô có thể linh hoạt cho vay lên đến 100% giá trị của xe. Ngoài ra còn có các sản phẩm cho vay mua nhà ở xã hội, cho vay tín chấp...
- Kinh nghiệm của HD SAIGON: Là công ty tài chính tiêu dùng có mặt sớm nhất ở thị trường Việt Nam, đến nay, HD SAISON đã thỏa mãn nhu cầu vay của hơn 4 triệu khách hàng tại gần 12.000 điểm giới thiệu dịch vụ là các cửa hàng xe máy, ô tô, điện máy, điện thoại, nội thất, công ty du lịch, trung tâm tiệc cưới tại tất cả 63 tỉnh thành toàn quốc. Bên cạnh những dịch vụ đang được khách hàng tin dùng như
hỗ trợ trả góp mua xe máy, hàng điện máy, điện thoại, nội thất, và cho vay tiền mặt cho mọi đối tượng khách hàng, HD SAISON là công ty tài chính tiêu dùng đầu tiên phát triển dịch vụ cho vay trả góp mua ô tô, xe tải nhẹ, đi du lịch, tổ chức tiệc cưới và học tập.
HD SAISON đặt mục tiêu trở thành Công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu được tin cậy nhất Việt Nam. Từ tháng 5 đến cuối năm 2015, HD SAISON đã phát triển mạng lưới điểm giới thiệu dịch vụ thần tốc với hơn 4.500 điểm trên toàn quốc.Tháng 1/2018, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho HD SAISON tăng vốn điều lệ lên
1.100 tỷ đồng, giúp nâng cao năng lực hoạt động của công ty. Sở hữu mạng lưới giới thiệu dịch vụ rộng lớn tại 12.000 điểm, hợp tác với gần 7.000 đối tác, phục vụ trên 4 triệu khách hàng.
- Bài học Kinh nghiệm cho VP Bank Chi nhánh Hồ Chí Minh:
Nên đưa ra một chiến lược mở rộng CVTD riêng có của mình thông qua việc ban hành các chính sách tín dụng hợp lý và linh hoạt;
Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các sản phẩm CVTD ở những nước có nền tài chính ngân hàng phát triển, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp với khách hàng tại địa phương. Xây dựng và mở rộng mạng lưới nhân sự có chuyên môn cao, quản lý đội nhóm kinh doanh một cách chủ động, liên kết với các tổ chức thương mại để có thể thu hút khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa trung tâm để có thể tăng dư nợ CVTD;
Để phát triển vay tiêu dùng thì cần phải liên kết hợp tác với các đối tác, đơn vị khác để có tiềm lực tài chính mạnh từ đó thực hiện được mục tiêu đáp ứng đầy đủ và đa dạng nhu cầu của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những vấn đề chung về hoạt động CVTD của NHTM bao gồm: Khái niệm, đặc điểm hoạt động CVTD, phân loại cho vay tiêu dùng, vai trò của CVTD. Ngoài ra, chương 1 nêu lên những nội dung phát triển CVTD bao gồm: Quan điểm về phát triển CVTD, các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng và Kinh nghiệm phát triển
cho vay tiêu dùng. Từ đó, làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng phát triển CVTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hồ Chí Minh ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH