7. Đóng góp của đề tài
2.1. Tổng quan về Vpbank Hồ Chí Minh
2.1.2. Môi trường kinh doanh của Vpbank Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sảnphẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.
Trong năm 2019, Phó Thống đốc yêu cầu NHNN chi nhánh TP.HCM và các TCTD trên địa bàn tiếp tục tái cơ cấu, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, đẩy mạnh áp dụng giải pháp công nghệ phục vụ thanh toán, nghiên cứu và mở rộng các sản phẩm dịch vụ cho vay nhanh, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Với những điều kiện như trên, các TCTD trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang chú trọng nhiều hơn đến hoạt động CVTD, tổng dư nợ CVTD đang tăng mạnh qua các năm từ 2010-2019.
Trước tình hình như vậy, việc phát triển hoạt động CVTD tại VpBank HCM đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không những chỉ có ý nghĩa gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn là hoạt động nhằm thu hút khách hàng và tăng sự cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn Thành phố.
2.1.2.2. Hoạt động của các NHTM trên địa bàn
Trong năm 2019, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn HCM có tốc độ tăng trưởng khá. Các TCTD tích cực tăng cường các biện pháp thu hút nguồn vốn trung, dài hạn. Đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đạt hơn 2.6 triệu tỷ đồng, tăng 19,97% so với năm 2017. Nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội.
Tín dụng đối với nền kinh tế có mức tăng trưởng tốt, đều đặn giữa các tháng. Mức tăng bình quân hằng tháng đạt khoảng 1,22%. Đến 31/12/2019, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn TP.HCM tăng trưởng 14,69% so với năm 2018. Tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cho vay chính sách xã hội, cho vay xuất khẩu tăng cao hơn so với mức tăng chung của toàn địa bàn.
Dư nợ cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 368 nghìn tỷ đồng. Lãi suất cho vay của chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp phổ biến 6-6,5%/năm với các khoản vay ngắn hạn, 8-9%/năm đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên và có xếp hạng tín dụng tốt vay vốn các NHTM lớn được hưởng lãi suất thấp hơn.