Thiết lập các tham số của mô hình FTS1NT-CMPSO cho các tập dữ liệu

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nâng cao độ chính xác dự báo trong mô hình chuỗi thời gian mờ. (Trang 116)

Để thử nghiệm mô hình dự báo, các tham số của mô hình như: số lượng cá thể, số lần lặp tối đa, giới hạn vận tốc và vị trí của mỗi cá thể cần được thiết lập để đảm bảo các rằng buộc của hàm tối ưu cũng như miền giới hạn tìm kiếm trong PSO. Tùy thuộc vào mỗi tập dữ liệu, các tham số này có thể được thiết lập với các giá trị khác nhau. Giống như các mô hình dự báo trong các bài báo [18, 32, 35, 42], số lần lặp tối đa trong PSO thường được thiết lập ở phạm vi 100 đến 500 để đạt được giải pháp tốt nhất cho mô hình trên từng tập dữ liệu. Cụ thể số lần lặp tối đa trong các công trình [18, 32] được thiết lập bằng 100, công trình [35] sử dụng số lần lặp tối đa là 500. Vì vậy, mô hình FTS1NT-CMPSO cũng chọn các tham số trong PSO giống như các mô hình [18, 32, 42] tương ứng với từng tập dữ liệu như thể hiện trong Bảng 3.15.

Bảng 3.15: Các tham số của mô hình FTS1NT-CMPSO cho mỗi tập dữ liệu

enrollments TAIFEX accident

Số lượng cá thể P = 30 30 30

Số lần lặp tối đa iter_max = 150 150 150

Trọng số quán tính ω 1.4 ÷ 0.4 1.4 ÷ 0.4 1.4 ÷ 0.4

Hệ số tự tin cậy và hệ số xã hội C1 = C2 =

2.05 2.05 2.05

Miền giới hạn vận tốc V = [-100,100] [-50,50] [-50, 50]

Miền giới hạn vị trí X= Từ FCM Từ FCM Từ FCM 3.2.1.3 Áp dụng dự báo tuyển sinh đại học của trường đại học Alabama

Trong tiểu mục này, mô hình FTS1NT-CMPSO được áp dụng để dự báo tuyển sinh đại học của trường Đại học Alabama. Các kết quả dự báo từ mô hình đề xuất được đưa ra so sánh với các mô hình dự báo trước đây dựa trên các bậc và các khoảng khác nhau.

So sánh đánh giá các kết quả đạt được dựa trên QHM bậc 1

Để chỉ ra hiệu quả của mô hình FTS1NT-CMPSO dựa trên QHM bậc 1 với số khoảng khác nhau, bốn mô hình dự báo trong các công trình [15, 18, 20, 21, 45] được lựa chọn cho mục đích so sánh. Các kết quả và sai số dự báo MSE từ mô hình

FTS1NT-CMPSO và các mô hình khác được hiển thị trong Bảng 3.16.

Bảng 3.16: So sánh kết quả và sai số dự báo giữa mô hình đề xuất FTS1NT-

CMPSO với các mô hình khác dựa trên QHM bậc 1 với 14 khoảng

Năm DL thực CC06a [15] HPSO [18] [21], h=17 [45] [20] FTS1NT- CMPSO 1971 13055 --- --- --- ---- --- --- 1972 13563 13714 13555 13678 13650 13582 13558.75 1973 13867 13714 13994 13678 13650 13582 13868 1974 14696 14880 14711 14602 14836 14457 14783.75 1975 15460 15467 15344 15498 15332 15443 15445.5 1976 15311 15172 15411 15192 15447 15447 15442.5 1977 15603 15467 15411 15641 15447 15447 15442.5 1978 15861 15861 15411 15827 15447 15371 15844.125 1979 16807 16831 16816 16744 16746 16752 16819.25 1980 16919 17106 17140 17618 17075 17031 16949.75 1981 16388 16380 16464 16392 16380 16517 16403.25 1982 15433 15464 15505 15410 15457 15433 15438.5 1983 15497 15172 15411 15498 15447 15447 15515.175 1984 15145 15172 15411 15192 15447 15371 15053.2 1985 15163 15467 15344 15567 15332 15470 15245.335

1986 15984 15467 16018 15567 16027 15470 15966.75 1987 16859 16831 16816 16744 16746 16810 16819.25 1988 18150 18055 18060 17618 18211 18156 18077.25 1989 18970 18998 19014 19036 19059 18973 18917 1990 19328 19300 19340 19574 19059 19297 19325.5 1991 19337 19149 19340 19146 19059 19059 19325.5 1992 18876 19014 19014 19146 19059 19059 18960.84 MSE 35324 22965 65689 31677 46699 4070

Các kết quả dự báo trong Bảng 3.16 cho thấy, mô hình FTS1NT-CMPSO

đưa ra sai số dự báo với giá trị MSE = 4070 nhỏ nhất trong số các mô hình so sánh với số khoảng bằng 14. Điều này có thể thấy rằng mô hình được đề xuất FTS1NT-

CMPSO đưa ra hiệu quả dự báo rất khả quan cho bài toán tuyển sinh Đại học

Alabama.

Sự khác nhau cơ bản giữa mô hình FTS1NT-CMPSO và các mô hình được lựa chọn để so sánh về phương pháp nhóm quan hệ mờ và phân khoảng tập nền. Điểm khác nhau này được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.17.

Bảng 3.17: Điểm khác biệt giữa mô hình FTS1NT-CMPSO với các mô hình so sánh trên Bảng 3.16

Mô hình Phương pháp NQHM Phương pháp phân khoảng

[15] Thiết lập theo mô hình Chen [10]

- Loại bỏ quan hệ lặp lại

- Nhóm không tính đến thời điểm xuất hiện của các quan hệ mờ

Sử dụng GA

[18] Sử dụng PSO

[20] Sử dụng HA

[21] Sử dụng hạt thông tin

[45]

Thiết lập theo mô hình Yu [13]

- Sử dụng quan hệ lặp lại

- Không xét đến thời điểm xuất hiện của các quan hệ

Sử dụng GA

FTS1NT- CMPSO

Nhóm quan hệ mờ phụ thuộc thời gian

- Tính cả các quan hệ lặp lại

- Nhóm quan các quan hệ dựa vào thứ tự xuất hiện của chúng

Sử dụng FCM + PSO

Mặt khác, hiệu quả dự báo của mô hình FTS1NT-CMPSO cũng được đánh giá theo số khoảng khác nhau. Bốn mô hình dự báo trong công trình [15, 18, 24, 33] được lựa chọn để so sánh với mô hình FTS1NT-CMPSO về sai số dự báo MSE.

Các kết quả tính toán về sai số MSE được thể hiện trong Bảng 3.18 và hiển thị trực quan trên Hình 3.7.

Bảng 3.18: So sánh sai số dự báo MSE giữa mô hình đề xuất FTS1NT-CMPSO với các mô hình khác dựa trên QHM bậc 1 và các khoảng chia khác nhau

Mô hình Số lượng khoảng 8 9 10 11 12 13 14 CC06a [15] 132963 96244 85486 55742 54248 42497 35324 HPSO [18] 119962 90527 60722 49257 34709 24687 22965 FMPSO [24] 30426 24672 23292 22888 22666 22616 22655 AFPSO [33] 27435 24860 19698 19040 16995 11589 8224 FTS1NT- CMPSO 28681 22076.4 14603 10243.7 8337.6 6096.4 4070

Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn sai số dự báo MSE giữa mô hình FTS1NT-CMPSO và các mô hình so sánh trong Bảng 3.18 với số lượng khoảng khác nhau.

Từ kết quả trong Bảng 3.18 cho thấy mô hình FTS1NT-CMPSO đưa ra sai số MSE nhỏ hơn nhiều so với các mô hình dự báo so sánh dựa trên QHM bậc 1 tương ứng với số khoảng khác nhau. Hình 3.7 thấy rõ sự khác biệt về sai số dự báo giữa mô hình FTS1NT-CMPSO với các mô hình được chọn để so sánh tương ứng với từng số khoảng (từ 8 đến 14 khoảng).

So sánh đánh giá các kết quả đạt được dựa trên QHM bậc cao

Tính ưu việt của mô hình đề xuất FTS1NT-CMPSO được kiểm chứng bằng việc so sánh với các mô hình bậc cao khác. Bảng 3.19 hiển thị kết quả và độ chính xác dự báo của mô hình FTS1NT-CMPSO với các mô hình khác [16, 18, 33, 48,

88] dựa trên QHM bậc cao với số lượng khoảng khác nhau.

Bảng 3.19: So sánh kết quả và sai số dự báo MSE giữa mô hình FTS1NT-CMPSO với các mô hình khác dựa trên QHM bậc cao

Năm DL thực C02 [48] CC06b [16] HPSO [18] HAFSA [88] AFPSO [33] FTS1NT- CMPSO

1971 13055 N/A N/A N/A N/A N/A N/A

1973 13867 N/A N/A N/A 14.280 N/A N/A

1974 14696 N/A N/A N/A 14280 N/A N/A

1975 15460 N/A N/A N/A 15424 N/A N/A

1976 15311 15500 N/A N/A 15351 N/A N/A

1977 15603 15500 N/A N/A 15479 N/A N/A

1978 15861 15500 N/A N/A 15934 N/A N/A

1979 16807 16500 16846 N/A 16936 N/A N/A

1980 16919 16500 16846 16890 16936 16920 16920 1981 16388 16500 16420 16395 16370 16388 16388 1982 15433 15500 15462 15434 15424 15467 15430 1983 15497 15500 15462 15505 15424 15472 15500 1984 15145 15500 15153 15153 15479 15158 15145 1985 15163 15500 15153 15153 15025 15159 15164 1986 15984 15500 15977 15971 16152 15976 15984 1987 16859 16500 16846 16890 16842 16858 16857 1988 18150 18500 18133 18124 18146 18142 18150 1989 18970 18500 18910 18971 18972 18974 18971 1990 19328 19500 19334 19337 19154 19338 19332 1991 19337 19500 19334 19337 19063 19335 19332 1992 18876 18500 18910 18882 19063 18882 18876 MSE 86694 1101 234 185.66 173 5.08

Dựa trên kết quả trong Bảng 3.19 cho thấy sai số dự báo của mô hình

FTS1NT- CMPSO với giá trị MSE = 5.08, nhỏ hơn nhiều so với các mô hình dự

báo được lựa chọn để so sánh.

Sự khác biệt giữa các mô hình dự báo FTS bậc cao trong Bảng 3.19 là phương pháp giải mờ được sử dụng để tính toán kết quả đầu ra và kỹ thuật tối ưu được áp dụng để có được các khoảng phù hợp. Cụ thể, mô hình [33] nhận giá trị dự báo bằng cách kết hợp thông tin toàn cục về mối quan hệ mờ với thông tin cục bộ của biến động mờ gần nhất, các mô hình còn lại đều sử dụng quy tắc giải mờ trọng tâm của Chen [10] để tính toán đầu ra dự báo. Trong khi đó, mô hình FTS1NT-

CMPSO đưa ra độ chính xác dự báo bằng cách xem xét thêm thông tin về các khoảng phụ liên quan đến các tập mờ bên vế phải của NQHM-PTTG có dữ liệu thực tế tại thời điểm dự báo thuộc vào các khoảng phụ này. Đối với kỹ tuật tối ưu, thì mô hình [48] sử dụng GA để có được độ dài khoảng phù hợp, mô hình HAFSA [88] sử dụng kỹ thuật tối ưu dựa trên các hành vi và tri thức của đàn cá nhằm đạt được độ dài khoảng tối ưu, trong khi ba mô hình: mô hình [18], mô hình [33] và mô hình đề xuất FTS1NT- CMPSO đều sử dụng PSO để đạt được các khoảng tối ưu.

Đánh giá chi tiết hơn, mô hình FTS1NT-CMPSO cũng được thử nghiệm trên các bậc khác nhau với số lượng khoảng cố định bằng 7. Kết quả so sánh về sai số

MSE giữa mô hình đề xuất với các mô hình C02 [48], CC06b [16], AFPSO [33],

HPSO [18] và mô hình FMPSO [24] được chỉ ra trong Bảng 3.20 và minh hoạ trực quan trên Hình 3.8.

Bảng 3.20: So sánh sai số dự báo MSE giữa mô hình FTS1NT-CMPSO với các mô hình khác dựa trên QHM bậc cao khác nhau với 7 khoảng

Bậc C02 CC06b HPSO AFPSO FMPSO FTS1NT- CMPSO

Bậc 2 89093 67834 67123 19594 34469 8551.81 Bậc 3 86694 31123 31644 31189 25104 600.32 Bậc 4 89376 32009 23271 20155 21234 447.67 Bậc 5 94539 24984 23534 20366 17200 387.12 Bậc 6 98215 26980 23671 22276 13936 495.62 Bậc 7 104056 26969 20651 18482 11314 370.6 Bậc 8 102179 22387 17106 14778 10347 319.86 Bậc 9 102789 18734 17971 15251 8647 463.46 Average MSE 95868 31373 28121 20261 17781 1454.56

Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn sai số dự báo giữa mô hình đề xuất FTS1NT-CMPSO với các mô hình khác trong Bảng 3.20

Từ Bảng 3.20, có thể thấy rằng sai số dự báo của mô hình đề xuất giảm đáng kể theo tất cả các bậc từ bậc 2 đến bậc 9. Đặc biệt, mô hình đề xuất có giá trị MSE thấp nhất là 319.86 dựa trên mối quan hệ mờ bậc 8. Dễ hình dung hơn, từ các đường cong trong Hình 3.8 có thể thấy mô hình đề xuất đưa ra sai số dự báo nhỏ hơn nhiều so với các mô hình so sánh dựa trên các bậc khác nhau với số lượng khoảng bằng 7. Từ các phân tích trên, có thể kết luận rằng mô hình đề xuất FTS1NT- CMPSO vượt trội hơn các mô hình so sánh khi áp dụng trên tập dữ liệu tuyển sinh

3.2.1.4 Áp dụng dự báo thị trường chứng khoán Đài Loan TAIFEX

Tiểu mục này trình bày kết quả dự báo của mô hình được đề xuất FTS1NT-

CMPSO trên tập dữ liệu TAIFEX trong khoảng thời gian từ 8/3/1998 đến 30/9/1998. Tất cả dữ liệu lịch sử của TAIFEX được phân ra thành hai giai đoạn để thực hiện đánh giá so sánh về sai số dự báo MSE giữa mô hình FTS1NT-CMPSO với các mô hình hiện có dựa trên các bậc và khoảng chia khác nhau.

Kết quả dự báo trong giai đoạn huấn luyện

Trong giai đoạn huấn luyện, dữ liệu TAIFEX từ ngày 03/08/1998 đến 30/09/1998 được sử dụng để huấn luyện. Kết quả và sai số dự báo của mô hình

FTS1NT-CMPSO trong giai đoạn này được so sánh với các mô hình có tên như:

L08 [34], HPSO [18], MTPSO [40], THPSO [35] và NPSO [32].

Bảng 3.21: So sánh kết quả và sai số dự báo MSE của mô hình đề xuất với các mô hình khác dựa trên QHM bậc cao khác nhau với 16 khoảng chia

Ngày

tháng DL thực L08 HPSO MTPSO THPSO NPSO

FTS1NT- CMPSO 8/3/1998 7552 - - - - 8/4/1998 7560 - - - - 8/5/1998 7487 - - - - 8/6/1998 7462 - - - - 7452.54 - 8/7/1998 7515 - - - - 7331.62 - 8/10/1998 7365 - - - - 7285.63 7361.5 8/11/1998 7360 - - - - 7331.62 7361.5 8/12/1998 7330 7329 7289.56 7325.28 7325 7291.67 7328.16 8/13/1998 7291 7289.5 7320.77 7287.48 7287.5 7217.15 7290.41 9/29/1998 6806 6796 6800.07 6781.01 6794.3 7331.62 6810.92 9/30/1998 6787 6796 7289.56 6781.01 6794.3 7285.63 6789.25 MSE 105.02 103.61 92.17 55.96 35.86 5.1

Từ kết quả được liệt kê trong Bảng 3.21, có thể thấy mô hình FTS1NT- CMPSO đạt sai số dự báo với giá trị MSE = 5.1 nhỏ nhất trong số năm mô hình đưa

ra so sánh. Hạn chế chính của các mô hình so sánh này là bỏ đi các quan hệ mờ giống nhau trong quá trình nhóm quan hệ mờ, dẫn đến thiếu luật để dự báo. Trong khi đó, mô hình được đề xuất FTS1NT-CMPSO sử dụng NQHM-PTTG để thu được các luật đầy đủ và tăng dần theo thứ thự thời gian.

Kết quả dự báo trong giai đoạn kiểm thử

Để xác minh hiệu quả dự báo của mô hình trong pha kiểm thử, dữ liệu về thị trường chứng khoán TAIFEX được chia thành hai phần độc lập. Phần dữ từ 8/3/1998

đến 23/9/1998 được sử dụng để huấn luyện và dữ liệu còn lại được sử dụng để kiểm thử. Để thực hiện trên tập dữ liệu kiểm thử, số phiếu (wh) cao nhất được chọn giống

như mô hình [32] là wh =3. Các tham số khác được lấy tương tự như tập huấn luyện. Chẳng hạn, để dự báo dữ liệu mới của ngày 24/9/1998, dữ liệu trong các ngày từ 8/3/1998 đến 23/9/1998 được sử dụng làm dữ liệu huấn luyện. Tương tự, dữ liệu mới của ngày 25/9/1998 có thể được dự báo dựa trên dữ liệu của các ngày từ 8/3/1998 đến 24/9/1998. Kết quả dự báo giữa mô hình được đề xuất và các mô hình trong [34, 18, 40] sử dụng 16 khoảng với QHM bậc 5 được đưa ra trong Bảng 3.22. Đối chiếu kết quả dự báo với dự liệu thực trong Bảng 3.22 thấy rằng mô hình

FTS1NT-CMPSO chính xác hơn bốn mô hình được so sánh dựa trên QHM bậc 5

và đạt sai số dự báo với giá trị MSE nhỏ nhất là 116.37.

Bảng 3.22: So sánh kết quả dự báo trong giai đoạn kiểm thử dựa trên QHM bậc 5 với 16 khoảng và sử dụng wh = 3. Ngày tháng DL thực [34] [18] [40] FTS1NT- CMPSO 9/24/1998 6890 6959.07 6861.0 6916.62 6886 9/25/1998 6871 6833.52 6897.8 6886.0 6874 9/28/1998 6840 6896.95 6912.8 6892.4 6852 9/29/1998 6806 6863.76 6858.4 6871.54 6825.88 9/30/1998 6787 6823.38 6800.5 6859.12 6791.2 MSE 2815.69 1957.4 2635.23 116.37

3.2.1.5 Áp dụng dự báo tai nạn ô tô tại Bỉ

Tiểu mục này, mô hình FTS1NT-CMPSO được áp dụng để dự báo tai nạn xe ô tô ở Bỉ [87] từ năm 1974 đến năm 2004 và so sánh kết quả dự báo với các kết quả đạt được trong công trình [43, 45, 87, 89, 90]. Các kết quả và sai số dự báo RMSE

(1.9) được thể hiện trong Bảng 3.23.

Bảng 3.23: So sánh kết quả và sai số dự báo RMSE giữa mô hình FTS1NT-CMPSO

và các mô hình trước đây với số khoảng chia và bậc khác nhau.

Năm DL thực [89] [90] [45] [87] [43] FTS1NT- CMPSO Bậc 1 Bậc 3 1974 1574 - - - -

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nâng cao độ chính xác dự báo trong mô hình chuỗi thời gian mờ. (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w