4 1 1 1 Vị trí địa lý
Khu du lịch thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Nằm ở khu vực biên giới cách trung tâm huyện Trùng Khánh 25 km theo tỉnh lộ 206 Ranh giới khu du lịch được xác định cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Trịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc - Phía Đông giáp xã Minh Long, huyện Hạ Lang
- Phía Tây giáp xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh - Phía Nam giáp xã Thắng Lợi, huyện Hạ Lang
Nằm ở phía Đông tỉnh Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội gần 400 km, cách thành phố Cao Bằng 85 km, Thác Bản Giốc nằm ở phía Đông Bắc thị trấn Trùng Khánh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng từ đời xưa để lại Thác Bản Giốc là do sự vận động tạo hóa của tự nhiên hình thành nên, thác được tạo nên do sự phân nhánh và hạ thấp đột ngột của dòng sông Quây Sơn, một dòng nước thơ mộng bắt nguồn từ Trung Quốc Thác nằm ở ngay biên giới Việt - Trung, có đường biên chung với Trung Quốc dài hơn 3 km Do vậy Thác Bản Giốc được đánh giá có tiềm năng du lịch to lớn và là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước
4 1 1 2 Điều kiện khí hậu
Thác Bản Giốc là khu vực có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng sau:
* Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ bình quân năm: 19,80 C Các tháng 12,1,2 nhiệt độ trung bình dưới 150 C nhiệt độ thấp tuyệt đối là - 30C
Các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nhiệt độ trung bình là 24,20 C , cao nhất là 360 C
Biên độ nhiệt giữa hai mùa nóng - lạnh trong năm trung bình là 7,50C Biên độ nhiệt ngày - đêm trung bình từ 5,50C đến 9,50C
Trung bình năm có 105 ngày có nhiệt độ dưới 150C
Tổng tích ôn cả năm: 72820 C Trong đó vụ đông xuân là 28120 C, vụ hè thu là 44700 C
* Chế độ mưa ẩm:
Trung bình mỗi năm có 147,6 ngày mưa
Lượng mưa trung bình năm: 1665,5 mm, năm cao nhất là 2870 mm, năm thấp nhất là 1188 mm Lượng mưa phân bổ không đồng đều 82,5% lượng mưa tập chung từ tháng 4 đến tháng 9, lớn nhất là các tháng 6,7,8
Mùa khô 6 tháng (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) chỉ có 17,5% lượng mưa cả năm
Lượng bốc hơi trung bình: 865,4 mm Lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô thường lớn hơn lượng mưa gây khô hạn trong đất ảnh hưởng lớn đến cây trồng và sản xuất, đặc biệt là các loại cây ngắn ngày
* Một số đặc trưng khí hậu khác :
Sương muối: thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Bình quân 6 ngày trong năm
Mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4,5 và tháng 9, 10 Tần suất xuất hiện thấp (5 lần/năm)
4 1 1 3 Điều kiện thủy văn
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước Việt - Trung rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua huyện Hạ Lang hợp với sông Bắc Hợp chảy sang Trung Quốc Khi đến xã Đàm Thủy, qua bãi ngô trên Bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh Lòng sông ở đó đột ngột trụ xuống khoảng hơn 45 m, tạo thành thác Bản Giốc
Tài nguyên nước ở khu vực thác Bản Giốc nói chung rất dồi dào, lượng mưa hàng năm là 1665,5mm Tập chung từ tháng 4 đến tháng 9 chất lượng tốt
Nguồn nước chính chảy vào thác Bản giốc là nước sông Quây Sơn, lượng nước sông Quây Sơn tương đối lớn, lưu lượng mùa mưa lũ là 870 m3/s,
lưu lượng mùa kiệt thấp nhất là 3,2 m3/s Đây là nguồn nước chính chảy đến thác Bản giốc cũng là nguồn nước chính phục vụ cho đời sống và sản xuất của người dân trong khu vực xung quanh
Ngoài ra khu vực thác Bản Giốc còn có nguồn nước ngầm phong phú, nằm trong vùng địa chất trầm tích đá vôi, có nhiều hang động Karst, có nhiều mạch nước, hố nước lộ thiên Cung cấp lượng nước lớn trong mùa khô cho dòng chảy của thác và được nhân dân trong vùng khai thác sử dụng cho nước sinh hoạt và sản xuất
4 1 1 4 Đặc điểm về thực vật
Thác Bản Giốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ trung bình từ 18 - 230c, lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng Do điều kiện địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật khu vực thác Bản Giốc rất đa dạng và phong phú
Cây rừng chủ yếu là sau sau (mậy sau), cây xoan rừng, cây dẻ rừng, tre gai, vầu rừng trồng chủ yếu là thông , bạch đàn, dẻ Độ che phủ của thảm thực vật rừng ở đây tương đối tốt (khoảng 65%)
Hàng năm rừng luôn được chăm sóc và trồng mới tại những nơi đất bỏ hoang Địa phương luôn vận động nhân dân chăm sóc, bảo vệ tốt rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh Trong năm vừa qua nhờ công tác quản lý tốt đã giảm được hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi và không có vụ cháy rừng nào xảy ra
Nhìn chung khu vực thác Bản Giốc có tiềm năng phát triển lâm nghiệp lớn Những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác giao đất, gia rừng kết hợp với việc đầu tư khoanh nuôi bảo vệ rừng, đến nay rừng ở khu vực này đã được bảo vệ tương đối tốt, tốc độ tái sinh nhanh đã đem lại một phần màu xanh đáng kể cho núi đồi, không khí mát mẻ trong lành hơn Sinh thái đang dần được cân bằng, không khí, nguồn nước ngày thêm trong sạch, đất đai được phủ xanh, chống xói mòn, hạn chế lũ, tăng độ ẩm cho đất
4 1 1 5 Đặc điểm thổ nhưỡng
Khu vực thác Bản Giốc có ba dạng địa hình chính: địa hình núi đá vôi, đại hình thung lũng và địa hình đồi dốc
- Địa hình núi đá vôi: phân bố tập chung ở phía Bắc, bao gồm các dải núi đá vôi, các núi đá vôi độc lập, dốc đứng, tạo ra các thung lũng tương đối bằng phẳng với đất dốc tụ Độ cao từ 600 đến 800 m, có nhiều hang động Karst
- Địa hình dạng dốc, núi đất: được hình thành trên đá gốc Spirit, phiến thạch sét Phân bố ở khu vực trung tâm và vùng phía Tây, Tây Nam của thác Bản Giốc Chủ yếu là dải đồi núi đất thoải, độ cao từ 500 đến 600m xen kẽ các khu vực núi đá vôi
- Địa hình thung lũng: thác Bản Giốc là khu vực có địa hình thung lũng rộng, chủ yếu dùng để canh tác các cây hoa màu và cây lúa Đất đai chủ yếu là phù sa ngòi suối, dốc tụ
Bảng 4 1: Cơ cấu các loại đất chính tại khu vực thác Bản Giốc năm 2013
(Nguồn: Báo cáo thống kê kiểm kê đất đai năm 2013 xã Đàm Thủy) [13]
Qua bảng số liệu ta thấy:
Trong khu vực chủ yếu là canh tác nông lâm nghiệp, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 72,74%), tạo điều kiện cho các loài thực vật và các sinh vật phát triển làm phong phú thảm thực vật và tạo môi trường sinh thái mát mẻ, trong lành, làm cho cảnh sắc thiên nhiên khu vực thác Bản Giốc càng phong phú Diện tích đất sản xuât nông nghiệp (chiếm 16,19%) chủ yếu trồng các cây lúa, ngô, khoai tây… trong khu vực nhờ việc trồng cây gây rừng được phát động thường xuyên nên diện tích đất chưa sử dụng không đáng kể (chiếm 0,18%)