4 1 3 1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Thác Bản Giốc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là một danh lam thắng cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng từ xa xưa, được đánh giá là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia (sau thác Iguaza giữa Brazil - Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe và thác Niagra giữa Canada và Mỹ), ngoài ra thác còn được đánh giá là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á, là một trong sáu thác nước đẹp nhất Trung Quốc và là thác nước đẹp và hùng vĩ nhất trong ngọn thác của Việt Nam
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy sông Quây Sơn là một thác cao, rộng, với chiều cao là 52 m và rộng trên 300 m Thác có 3 tầng tạo nên những dải nước trắng xóa như những dải lụa mềm trên nền trời xanh thẳm Khi đến với thác Bản Giốc, ngày từ xa du khách nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào Từ độ cao 50 m những khối nước lớn đổ xuống nhiều bậc đá vôi Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đá xẻ dòng sông thành ba luồng nước như ba dải lụa trắng Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng tỏa mờ cả một vùng rộng lớn Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương, hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt
Từ chân núi Phia Chang nhìn về phía thác ta thấy thác được chia thành hai khu rõ rệt và có thể đếm được tới mười lăm ngọn thác lớn nhỏ khác nhau Phía bên trái gồm hai ngọn thác lớn trông xa tựa như dải lụa trắng nổi lên trong khoảng sương mù, đó là thác Ngả Moong và Ngả Vài Hai bên của hai thác lớn này còn có tới ba đến năm thác nhỏ Chính giữa hai khu vực thác là một dải rừng già có tên là khu vực Ngườm Nòn được chồi ra chính giữa lòng sông, dưới chân rừng là bãi cát rộng tới 100 m2, nơi đây dùng để nghỉ chân và ghé thuyền khi ta vào chân thác
Phía bên phải là dòng chảy chính, tại đây có tới hai ngọn thác lớn nhỏ khác nhau, thác xếp thành ba tầng, cao khoảng 35m đổ xuống vùng đá vôi Bốn mùa nước tung bọt trắng xóa tạo thành một màng sương mù, đứng xa hàng cây số ta đã nghe tiếng thác gầm, lại gần thác đổ che chắn cả lòng sông muôn vàn sợi nước tạo nên làn tóc bạc óng ánh cầu vồng ngũ sắc, khi nắng ban mai trông tựa hàng chục hàng trăm con rồng đang nhào tựa trên mặt nước Mỗi ngọn thác ở đây đều có tên gọi riêng biệt đó là: Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Chang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng… Dưới chân thác hai bên bờ sông có hàng cây cổ thụ ngả mình soi bong rung rinh với những cụm phong lan uốn gió ngọt ngào tỏa hương càng tô thêm cảnh đẹp cho thác Trước mặt thác liền với chân núi Phia Chang là cánh đồng bậc thang màu mỡ bốn mùa được tận hưởng phù xa của sông Quây Sơn, kề liền với cánh đồng sát bờ sông có bãi rộng đẹp thuận lợi cho việc xây dựng các nhà nghỉ mát, các bãi đỗ xe, bến thuyền cho khách…
4 1 3 2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Thác Bản Giốc nằm trên địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, là xã vùng cao biên giới phía bắc nơi chung sống của hai dân tộc anh em Tày và Nùng Là nơi có nhiều lễ hội, các phong tục tập quán, kiến thức bản địa và các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc của người dân địa phương Đặc biệt vào mùa xuân du khách tới đây sẽ được tận hưởng không khí của các lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc như lễ hội pháo hoa, hội nàng hai, hội chọi bò, hội lồng tồng, hội tung còn, hội hát giao duyên… để rồi thưởng thức những món ăn ẩm thực mang đậm nét riêng của Trùng Khánh như lợn sữa quay, bánh cuốn trứng giò… và không quên mang về những đặc sản như hạt dẻ Trùng Khánh, bánh khảo, chè lam, mật ong rừng, chiếu trúc… cho người thân và bạn bè Ngoài ra nơi đây còn mang nét đặc trưng rất riêng của người dân vùng biên, những chàng trai cô gái với những tà áo chàm xúng xính, những điệu hát then mượt mà xao xuyến long người Độc đáo của du lịch thác Bản Giốc còn hấp dẫn bởi sự phong phú của bản sắc văn hóa dân tộc tiềm ẩn trong mỗi nếp nhà sàn bằng gỗ, bằng đá có tuổi đến bách niên Trên những bộ trang phục Tày, Nùng, trên khung cửi dệt thêu nên những tấm vải chàm, thổ cẩm rực rỡ, trong những làn điệu dân ca sli
lượn, nàng ới, hát then cùng tiếng đàn tính ngân nga hòa quyện với suối ngàn gió núi đắm say lòng người Nơi đây còn là nơi diễn ra các buổi giao lưu văn hóa của thanh niên địa phương với các bạn nước láng giềng Trung Quốc, nhằm mục đích giao lưu, học hỏi và thể hiện nét bản sắc văn hóa dân tộc với nước bạn và gắn chặt tình đoàn kết nơi biên giới hai nước Việt - Trung