Số liệu sau khi thu thập, được nhập bằng phần mềm Epidata 3.02, xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 13.1.
2.8.1. Thống kê mô tả
Sử dụng tần suất và tỷ lệ % để mô tả các biến số định tính như đặc điểm dân số xã hội gồm nhóm tuổi, giới tính, tiền sử hút thuốc lá, bệnh nội khoa đi kèm, khả năng gắng sức theo METs, đánh giá tình trạng thể chất theo hội Gây mê Hồi sức Hoa Kỳ, biến chứng hô hấp, nhập khoa hồi sức tích cực, tử vong tại bệnh viện hoặc tử vong 30 ngày sau phẫu thuật.
Đối với biến định lượng, chúng tôi sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn, phạm vi số liệu để mô tả tuổi, thời gian xảy ra biến chứng hô hấp, thời gian nằm tại khoa hồi sức tích cực, thời gian nằm viện sau phẫu thuật, sử dụng trung vị và tứ phân vị để mô tả thời gian gây mê- phẫu thuật, thời gian lưu ống thông dạ dày.
2.8.2. Thống kê phân tích
Sử dụng phép kiểm định chi bình phương với ngưỡng ý nghĩa khi p<0,05 để tìm mối liên quan giữa biến chứng hô hấp với các đặc điểm dân số xã hội, tiền sử hút thuốc lá, bệnh nội khoa đi kèm, khả năng gắng sức theo MET, đánh giá tình trạng thể chất theo ASA, các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Kiểm định chính xác Fisher được sử dụng thay thế cho kiểm định chi bình phương khi có >20%, giá trị kỳ vọng <5.
Kiểm định Mann-Whitney được sử dụng để so sánh thời gian nằm viện sau phẫu thuật giữa những người bệnh có biến chứng hô hấp so với những người bệnh không có biến chứng hô hấp.
Lượng giá mức độ liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và biến chứng hô hấp sau phẫu thuật bằng tỉ số nguy cơ RR với khoảng tin cậy 95%. Sau khi tìm thấy các yếu tố nguy cơ dựa vào phân tích đơn biến, chúng tôi chọn các yếu tố
nguy cơ có p<0,05 rồi đưa vào hình hồi quy Poisson đa biến và kỹ thuật phân tích hồi quy từng bước và loại bỏ các biến số có p>0,2 để tìm các yếu tố thực sự liên quan đến biến chứng hô hấp sau phẫu thuật.