Đặc điểm người bệnh tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của biến chứng hô hấp sau phẫu thuật vùng bụng. (Trang 86 - 88)

Đặc điểm của người bệnh nghiên cứu phụ thuộc vào tiêu chí chọn bệnh và tiêu chí loại trừ. Như chúng ta đã biết, các phẫu thuật nhỏ, mức độ xâm lấn của phẫu thuật cũng như mức độ ảnh hưởng đến người bệnh ít, vì vậy ít gặp những biến chứng sau phẫu thuật nói chung và biến chứng hô hấp nói riêng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiêu chí chọn bệnh là những phẫu thuật lớn ở vùng bụng nhằm tìm ra những yếu tố nguy cơ thực sự liên quan đến biến chứng hô hấp sau phẫu thuật.

Người bệnh tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 22- 92 tuổi, tuổi trung bình là 58,5 ± 12,9 tuổi, trong đó, người bệnh dưới 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn. Kết quả của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của Phạm Quang Minh là 56,36 ± 12,02 tuổi [2], Lê Công Duy là 56,84 ±13,3 tuổi [1], Kodra là 59,85 ±

13,64 tuổi [65], Fernandez là 62,1 tuổi [32].

Mẫu nghiên cứu có tỷ lệ nam chiếm 56,8% và nữ chiếm 43,2%. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Kodra [65] có nam chiếm 59,3%, của Yang [133] là 55,88%. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh [6], nam gấp ba lần nữ. Điều này là do bệnh phình động mạch chủ dưới động mạch thận thường gặp ở nam hơn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, định nghĩa về tiền sử có hút thuốc nhưng đã ngưng là thời gian ngưng hút thuốc ít nhất 8 tuần trước phẫu thuật, kết quả

nghiên cứu của chúng tôi có 20,2% người bệnh đã ngưng hút thuốc lá và 30% người bệnh còn đang hút. Trong khi đó, định nghĩa của Canet về tiền sử có hút thuốc nhưng đã ngưng là người bệnh ngưng hút thuốc ít nhất 15 ngày trước phẫu thuật và kết quả có 20,5% người bệnh còn đang hút thuốc lá. Điều này cho thấy, do định nghĩa khác nhau mà tỷ lệ người bệnh còn hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với những nghiên cứu khác [19], [135].

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2, chúng tôi ghi nhận 50,5% người bệnh có bệnh nội khoa đi kèm, trong đó có 19,3% người bệnh có từ hai bệnh nội khoa đi kèm trở lên, trong đó bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (35,1%). Tùy vào tiêu chí chọn bệnh mà tỷ lệ này khác nhau giữa các nghiên cứu. Tiêu chí chọn bệnh của Phạm Quang Minh [2] là người bệnh có tình trạng thể chất theo ASA ≤ II nên tỷ lệ bệnh đi kèm thấp (14,9%). Ngược lại, Tiêu chí chọn bệnh của Fernandez [32] là người bệnh có tình trạng thể chất theo ASA ≥ III nên bệnh tăng huyết áp chiếm 65,7%, bệnh đái tháo đường chiếm 25%.

Định nghĩa về phẫu thuật lớn vùng bụng trong nghiên cứu của chúng tôi dựa theo định nghĩa của Straatman [118], vì vậy, tất cả các trường hợp phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi là các phẫu thuật ở đường tiêu hóa và các bệnh lý cần phải phẫu thuật chủ yếu là các bệnh ác tính đường tiêu hóa (86,4%). Trong khi đó, theo Phạm Quang Minh [2], Patel [94], phẫu thuật vùng bụng bao gồm các phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật tiết niệu và phẫu thuật phụ khoa. Theo Yokota [135] là các phẫu thuật lớn đường tiêu hóa ngoại trừ phẫu thuật cắt thực quản do có phẫu tích ở vùng ngực. Ngược lại, theo Yang [133] là các phẫu thuật lớn đường tiêu hóa kể cả phẫu thuật cắt thực quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của biến chứng hô hấp sau phẫu thuật vùng bụng. (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w