Tổng chất rắn lơ lửng (TSS – Total Suspended Solids)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập viện môi trường và tài nguyên (Trang 33 - 34)

TSS là tổng lượng vật chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng (phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) lơ lửng trong nước có kích thước 10-5 – 10-6.

Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng hoặc hàm lượng chất rắn có khả năng lắng tụ là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước.

Chất rắn trong nước bao gồm các chất tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng hòa tan gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước, các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường được có vị và có thể tạo nên các phản ứng hóa lý không thuận lợi cho việc sử dụng.

Nước cấp có hàm lượng cặn lơ lửng cao gây cảm quan không tốt.

Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, cản trở hoặc tiêu tốn thêm nhiều hóa chất khi xử lí.

2.5.1. Phạm vi áp dụng

Áp dụng để xác định tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong mẫu nước [6]. Giới hạn phát hiện là 5 mg/L.

2.5.2. Nguyên tắc

Lọc mẫu đã trộn đều qua bộ lọc sợi thủy tinh tiêu chuẩn đã được cân trước, sau đó làm khô bộ lọc và phần cặn được giữ lại trên đó đến khối lượng không đổi trong tủ sấy 103 – 105oC.

2.5.3. Thiết bị - Dụng cụ

- Bộ lọc chân không là TSS.

- Tủ sấy có nhiệt độ từ 103 – 105oC. - Cân phân tích 4 số.

- Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với nồng độ ẩm khác nhau. - Ống đong.

- Giấy lọc sợi thủy tinh đường kính 47 mm, lỗ lọc ≤ 2 µm không chứa chất kết dính hữu cơ.

- Kẹp inox giữ giấy lọc. - Mấy khuấy từ và cá từ.

- Các dụng cụ cần thiết khác như: pipet, bình định mức, becher, erlen, ...

2.5.4. Hóa chất

Hóa chất Cách pha

Dung dịch cellulose chuẩn 100 mg/L

Cân 100 mg cellelose cho vào bình định mức 1 L và định mức đến vạch bằng nước cất.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập viện môi trường và tài nguyên (Trang 33 - 34)