Mục tiêu truyền thông

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học nội vụ hà nội (Trang 45 - 49)

7. Bố cục của đề tài

3.2.1. Mục tiêu truyền thông

Ngày 9-3, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức chuyến khảo sát du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và hội thảo “Nâng cấp chất lượng tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Làng nghề Bát Tràng”, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn cho Hà Nội, chuẩn bị cho việc phục hồi du lịch Thủ đô, đón khách quốc tế.

Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức đoàn khảo sát các điểm đến tại Bát Tràng để xây dựng thêm sản phẩm du lịch mới.

Bổ sung thêm các giải pháp phát triển du lịch Bát Tràng thành sản phẩm hấp dẫn của Hà Nội, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho rằng, ngoài xây dựng sản phẩm mới, địa phương cần chú trọng tới việc bảo vệ cảnh quan, môi trường; tổ chức lại giao thông nội vùng; tăng cường kết nối giao thông, du lịch với các địa phương lân cận cũng như cần chủ động liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch có phương án đưa, đón khách nội địa và quốc tế. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền cho biết, huyện đã có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, trong đó có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho du lịch. Tới đây, địa phương sẽ quan tâm đến việc phối hợp với các đơn vị để trước mắt hình thành sản phẩm

42

du lịch mới, sẵn sàng cho việc đón khách nội địa và quốc tế khi hoạt động du lịch được mở cửa hoàn toàn. Truyền thông cần theo sát quá trình phát triển của kế hoạch, song song với đó truyền thông cũng cần có kế hoạch cụ thể để đáp ứng nhiệm vụ của từng giai đoạn.

Theo bà Trần Thị Hoài Hương, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng hiện có 5 thôn với gần 9.000 nhân khẩu; kinh tế - xã hội phát triển theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (chiếm khoảng 53%), thương mại - dịch vụ (chiếm khoảng 47%); không sản xuất nông nghiệp. Xã có gần 1.000 hộ đang sản xuất, kinh doanh gốm sứ, có hệ thống cửa hàng dọc theo tuyến đường từ làng Giang Cao - Bát Tràng giới thiệu và bán các sản phẩm gốm sứ phong phú, đa dạng, phù hợp với khách thăm quan, mua sắm.

Giá trị thu nhập từ du lịch, thương mại, dịch vụ ngày càng tăng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 ước tính đạt trên 65 triệu đồng/người/năm, không có lao động thất nghiệp. Bên cạnh đó, làng nghề còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho khoảng 5.000 lao động đến từ các địa phương khác. Số liệu tính đến ngày 9/3/2022.

Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện đề án Bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng gắn với phát triển du lịch được huyện Gia Lâm chú trọng đặc biệt [15].

Đối với làng gốm Bát Tràng, trước mắt sản phẩm của Bát Tràng cần đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người mua, sau đó là phải biết kết hợp giữa nghệ thuật đương đại với nghệ thuật truyền thống vào khâu sản xuất. Những nghệ nhân, thợ gốm Bát Tràng cũng cần không ngừng học hỏi, áp dụng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật hiện nay vào khâu sản xuất, , phát triển thương hiệu cho làng nghề.

43

Bên cạnh truyền thống làng nghề, xã Bát Tràng hiện có 9 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, 2 di tích cách mạng kháng chiến, 23 ngôi nhà cổ và 16 nhà thờ họ - là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của Bát Tràng xưa. Cần đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về các nét đặc sắc của làng gốm Bát Tràng. Năm 2019, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định công nhận Bát Tràng là Điểm du lịch của Thủ đô; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Nghề truyền thống gốm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Sau khi Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch, số lượng khách đến đây trải nghiệm tăng gấp đôi, có thời điểm tăng gấp 3 so với trước. UBND xã Bát Tràng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống, như: Ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển du lịch thông minh; thực hiện tôn tạo, bảo tồn nhiều di tích, gồm có đình, văn chỉ Bát Tràng; khu lò bầu cổ, nhà nghệ nhân. Một trong những nét mới của khu du lịch Bát Tràng là du khách được tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt. Đây là công trình mới, có kiến trúc độc đáo, được ví như bảo tàng gốm sứ của Bát Tràng.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 của huyện Gia Lâm có xác định phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho du lịch. Tới đây, địa phương sẽ quan tâm đến việc phối hợp với các đơn vị để trước mắt hình thành sản phẩm du lịch mới, sẵn sàng cho việc đón khách nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội ứng dụng công nghệ 4.0 triển khai đầu tư du lịch thông minh tại Bát Tràng; Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, bản đồ số về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các loại hình dịch vụ du lịch dưới dạng phim 3D. Đầu tư hệ thống thuyết minh tự động tại các điểm tham quan và hệ thống du lịch thông minh qua ứng dụng trên điện thoại; Tạo mã QR giới thiệu các di tích văn hóa, lịch sử bằng nhiều thứ tiếng như Việt, Anh, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Pháp,….

44

Đến nay, Bát Tràng đã có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng phong phú cả về chủng loại và kiểu dáng. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 60 triệu đồng/người/năm. Xã có 140 nghệ nhân và nhiều thợ giỏi. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được nhiều quốc gia quan tâm, ưa chuộng và có mặt ở các thị trường lớn trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Italia…

Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm đại trà, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi tại Bát Tràng đã phục chế những tác phẩm gốm sứ cổ được sử dụng trong thời kỳ phong kiến như gốm sứ đời Lý, đời Trần, đời Mạc, đồng thời khôi phục và chế tác thành công nhiều công thức men đặc sắc. Những sản phẩm của làng nghề Bát Tràng hiện nay, không chỉ bán trong nước và xuất khẩu, mà còn thu hút một lượng khách du lịch lớn đến đây để chiêm ngưỡng, trải nghiệm.

Trong những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, vào mùa cao điểm có ngày Bát Tràng đón gần 10.000 lượt khách. Nắm bắt được tiềm năng và thế mạnh của làng nghề Bát Tràng, mấy năm gần đây, Thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình phát triển du lịch làng nghề Bát Tràng, gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Cùng với làng nghề Vạn Phúc của Hà Đông, làng nghề truyền thống Bát Tràng đã được Hà Nội chọn thực hiện đề án điểm về phát triển làng nghề gắn với du lịch, quy hoạch đầu tư một cách đồng bộ thông qua quyết định công nhận là Điểm du lịch. Việc công nhận điểm du lịch được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy mạnh sự quan tâm, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp vào hoạt động du lịch của Bát Tràng; đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch.

45

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học nội vụ hà nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)