Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 37)

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, môi trường, thổ nhưỡng… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước về đất đai cụ thể như công tác điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá đất. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, công tác đo đạc nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm kinh phí cho nhà nước. Đất đai có tính cố định, mỗi vùng miền có điều kiện tự nhiên khác nhau đòi hỏi khi tiến hành điều tra đo đạc cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đưa ra phương án thực hiện hiệu quả nhất.

Yếu tố văn hóa-xã hội có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội nói chung trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nói riêng. Nếu xảy ra tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo kinh tế kém phát triển, tệ nạn xã hội gia tăng, vi phạm đất đai như lấn, chiếm đất để sinh sống, làm ăn gây bất ổn xã hội và áp lực trực tiếp đến hoạt động quản lý đất đai. Tốc độ gia tăng dân số nhất là tăng dân số do di cư tự do khiến áp lực đảm bảo đất đai cho hộ gia đình, nhất là hộ nghèo ngày càng tăng lên dẫn đến các vi phạm đất đai ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai.

Các yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật máy móc hiện đại sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động QLĐĐ được dễ dàng, thuận tiện hơn. Hoạt động QLĐĐ có đạt hiệu quả hay không cơ bản do nguồn nhân lực quyết định. Việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn, có khả năng ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ, hiểu biết pháp luật sâu sắc chính là yêu cầu cấp thiết quyết định hiệu quả của hoạt động QLĐĐ. Tuy nhiên, để có nguồn nhân lực có trình độ cao cần phải có quá trình đầu tư kinh phí, quá trình đào tạo bồi dưỡng, khi kinh tế phát triển và ổn định sẽ tạo ra thu nhập để

29

tái tạo đầu tư và nguồn lực con người phát triển sẽ kích thích sự phát triển, sản xuất, phát triển khoa học, tăng năng suất lao động, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa diễn ra nhanh,… Nhờ có sự đầu tư, hỗ trợ của máy móc, khoa học kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho công tác QLĐĐ được thuận lợi hơn.

1.3.2. Các yếu tố văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo

QLNN luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen,… Ví dụ, tâm lý làng xã, dòng họ trên thực tế thường có sự chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với công tác cán bộ, thậm chí trong những trường hợp cụ thể còn triệt tiêu vai trò kiểm soát của cơ quan chức năng. Ảnh hưởng của phong tục mua đất xem hướng, động thổ xem ngày… cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất đai. Nhiều trường hợp xây dựng lấy ngày khi chưa được cấp giấy phép xây dựng hoặc chưa xong thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong nếp nghĩ, phong cách, lề lối làm việc của không ít cán bộ, công chức, viên chức... Sự tác động của các yếu tố này luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

1.3.3. Nhận thức của người dân

Nhận thức của người dân đối với QLNN không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động QLNN, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả QLNN.

30

Hoạt động QLNN ở địa phương xét cho cùng là điều chỉnh các hoạt động của đối tượng SDĐ nhằm đảm bảo các đối tượng SDĐ tuân thủ đúng pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình SDĐ.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức, sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với cơ quan nhà nước càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước càng dễ dàng đạt được mục tiêu và chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động QLNN thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự thành công. Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất sẽ sẽ giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương được dễ dàng và hiệu quả.

1.3.4. Pháp luật, chính sách đất đai của Nhà nước

Pháp luật đất đai: Các chủ trương đường lối của Đảng được thể chế thành pháp luật và các chính sách của Chính phủ để thực hiện việc quản lý, điều hành. Pháp luật có vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội nói chung và hoạt động QLĐĐ nói riêng.

Tại Điều 2, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp, hiến pháp” [19].Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta luôn xác định Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống bằng pháp luật.

Hoạt động quản lý đất đai có hiệu quả, thuận lợi hay khó khăn, vướng mắc phụ thuộc rất lớn vào sự đồng bộ, tính khoa học, rõ ràng, cụ thể của hệ thống pháp luật đất đai. Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý theo pháp luật. Pháp luật đất đai đóng vai trò quan trọng

31

xác lập, củng cố và hoàn thiện các cơ sở pháp lý của Nhà nước trong QLĐĐ, từ đó phát huy hiệu lực của cơ quan quản lý. Pháp luật đất đai còn là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát,… xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng quản lý theo pháp luật, Luật Đất đai phải xác định rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động và thẩm quyền của các cấp, ngành cụ thể, không có sự chồng chéo, không tồn tại những điểm chưa thống nhất.

Trên thực tế và kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù chỉ có đối tượng quản lý là đất đai nhưng được điều chỉnh ở nhiều văn bản khác nhau (ngoài Luật Đất đai 2013 còn có hơn 20 văn bản hướng dẫn thi hành). Các văn bản được ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, cơ quan chủ trì xây dựng khác nhau nên đã dẫn đến sự chồng chéo, có nhiều điểm chưa thống nhất, làm cho cơ quan quản lý khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng pháp luật và gây khó khăn trong việc thực hiện pháp luật của người dân và doanh nghiệp.

Từ những phân tích trên cho thấy pháp luật đất đai có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất đai. Pháp luật đất đai càng tồn tại nhiều hạn chế bất kỳ thì hiệu lực của hoạt động quản lý đất đai càng giảm và ngược lại. Nên việc hoàn thiện hệ thống đất đai cho phù hợp với hệ thống phát triển càng cần được quan tâm chú trọng.

Chính sách đất đai: có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt kinh tế, chính trị xã hội, lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và chủ sử dụng đất, trong đó có hoạt động QLĐĐ của Nhà nước. Nếu cơ chế chính sách phù hợp với thực tế, đảm bảo công bằng, dễ hiểu dễ áp dụng, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì sẽ giảm áp lực cho hoạt động QLĐĐ, cụ thể như:

- Chính sách vận động, khuyến khích người dân tham gia tự nguyện dồn điền, đổi thửa tập trung ruộng đất để thâm canh, luân canh trên diện tích

32

lớn đất nông nghiệp. Nhà nước có chính sách miễn giảm thuế đối với những người sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích sản xuất hàng hóa.

- Chính sách vận động người dân hiến đất làm đường giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi, công cộng khi xây dựng nông thôn mới.

- Chính sách về đất, giá đất: trong thời gian qua Nhà nước liên tục điều chỉnh về giá đất theo hướng sát với giá thị trường đã góp phần tích cực trong QLĐĐ, từng bước phát huy nguồn lực đất đai để phát triển KT-XH, là cơ sở để giải quyết tốt hơn các quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đồng thời góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất. Khi hệ thống chính sách thuế đối với đất đai tương đối đầy đủ, được đổi mới phù hợp với quyền, nghĩa vụ của người SDĐ sẽ góp phần tăng cường hoạt động quản lý đất đai, làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Trong thời gian qua, tuy chính sách tài chính về đất đai đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều mặt tồn tại hạn chế như: bảng giá đất ở các địa phương chỉ bằng khoảng 30-50% giá thị trường khi tính nghĩa vụ tài chính sẽ gây thất thoát ngân sách. Nhưng nếu áp dụng để tính giá bồi thường giải phóng mặt bằng, người thu hồi đất lại không đồng ý. Từ đó phát sinh khiếu kiện, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến các hoạt động QLĐĐ.

Từ những dẫn chứng trên cho thấy chính sách đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QLNN về đất đai. Để thực hiện tốt công tác QLNN về đất đai, Nhà nước ta cần phải nghiên cứu đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp, khoa học, công bằng, rõ ràng, cụ thể, minh bạch.

33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp được hiểu là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế chính sách nhà nước về lĩnh vực đất công, đất nông nghiệp. Theo đó, QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp là căn cứ để nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước và đảm bảo việc SDĐ có hiệu quả, hợp lý và công bằng. Bên cạnh đó, QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của người SDĐ công, đất nông nghiệp và gắn liền với thị trường QSDĐ nông nghiệp.

Hoạt động QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp được chi phối bởi các yếu tố như pháp luật; năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp; ý thức chấp hành pháp luật của người SDĐ…

Chương 1, luận văn tập trung làm rõ các nội dung lý luận cơ bản về quản lý đất đai, quản lý Nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp. Chương này đã trình bày một khung lý luận cơ bản về nguyên tắc, nội dung quản lý đất đai, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đất đai làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chương tiếp theo của luận văn.

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT CÔNG, ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư quận Cầu Giấy

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, với tổng diện tự nhiên là 1.231,70 ha, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, phía Đông giáp quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Tây Hồ.

Quận nằm ở cửa ngõ phía tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội. Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc - Sơn Tây - Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy - Xuân Thủy - 32). Có thể nói, quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực KT- XH.

Địa hình:

Về địa hình: Địa hình quận Cầu Giấy tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Phần đất phía Bắc quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có cao độ từ 6,4-7,2m. Phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canh tác cao độ từ 4,8 - 5.4m. Chất lượng đất đai ở đây được

35

hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Tô lịch, tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại lúa, rau màu và hoa cây cảnh. Tuy nhiên, đến nay do phát triển đô thị nên không còn duy trì được.

Thời tiết, khí hậu:

Khí hậu của quận mang những đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Nhiệt độ trung bình hàng năm của quận vào khoảng 23,9oC. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4 oC và thấp nhất là vào tháng 1, trung bình là 16,9 oC. Lượng mưa trung bình hàng năm của Quận là 1577,3 mm. Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13,29 mm.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Về kinh tế:

Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng”. Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ ngoài nhà nước năm 2019 đạt 84.172,970 tỷ đồng, tăng 16,46% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ngoài nhà nước năm 2019 đạt 53.557,042 tỷ đồng, tăng 10,7%.

Công tác thu, chi ngân sách: Thu ngân sách quận năm 2019 đạt 7.522 tỷ đồng, đạt 87% dự toán Thành phố giao. Chi ngân sách ước thực hiện 1.391,508 tỷ đồng, đạt 78% dự toán HĐND quận giao, trong đó chi đầu tư phát triển 608,8 tỷ đồng đạt 77% dự toán sau điều chỉnh; chi thường xuyên

36

đạt 727 tỷ đồng đạt 89% dự toán; chi từ nguồn ngân sách thành phố bổ sung 40,669 tỷ đồng đạt 100% dự toán.

Đến nay, quận có 16.052 doanh nghiệp (tăng 1.766 doanh nghiệp), 9.068 hộ kinh doanh cá thể, tăng 499 hộ kinh doanh.

Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ hình thành (nay là Khu Công nghệ thông tin tập trung) thu hút gần 400 doanh nghiệp. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Hành chính - Giáo dục của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông.

Về văn hóa - xã hội:

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo liên tục đạt được những thành tựu quan trọng. Ngành giáo dục - đào tạo quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 37)