Trên cơ sở đánh giá, phân tích những ưu điểm của tồn tại của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành cho thấy rằng, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai là cần thiết. Theo đó, một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai là:
Tiếp tục đẩy mạnh việc lồng ghép giữa vấn đề đất đai với vấn đề môi trường trong các quy định của pháp luật đất đai đi đôi với việc ban hành các nội dung cụ thể về việc phân cấp cho bộ phận địa chính xây dựng các phường trong quản lý quản lý đất đai và quản lý môi trường. Bảo đảm sự thống nhất
76
giữa Luật đất đai với các văn bản luật khác, để tránh chồng chéo gây khó khăn cho công tác QLNN về đất đai.
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, loại bỏ các văn bản đã lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu quản lý của thành phố. Cải cách phương thức xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nội dung phải ngắn gọ dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện liên quan đến đất đai, sát với thực tế và đảm bảo tính khả thi cao.
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân tại cơ sở. Giải quyết triệt để các tranh chấp, vi phạm trong quản lý SDĐ công bằng. Tiếp tục rà soát các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị, cá nhân để có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý.
Cải cách hành chính trong công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ cần được nâng cao hơn nữa; cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải làm đúng thời hạn, phục vụ nhân dân nhiệt tình, minh bạch, đúng trách nhiệm
3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy
UBND quận Cầu Giấy cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra cụ thể ban hành các Quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác QLNN về đất đai đặc biệt là quĩ đất công, đất nông nghiệp tại địa bàn 08 phường thuộc quận. Tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ đặc biệt đối với công tác quản lý đất đai tại các phường để xảy ra nhiều vi phạm về đất đai như tình trạng lấn,
77
chiếm đất công, đất chưa sử dụng, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp mà không có biện pháp xử lý kịp thời, kết quả xử lý vi phạm về đất đai còn thấp, để kéo dài nhiều năm. Từ kết quả thanh, kiểm tra UBND quận sẽ rõ được thực trạng và các nguyên nhân tồn tại trong công tác QLNN về đất công, đất nông nghiệp tại các phường từ đó có hướng chỉ đạo UBND phường kiên quyết xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm (đặc biệt là các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích SDĐ, xây dựng trái phép) theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. Giao Phòng Tài nguyên & Môi trường quận hướng dẫn UBND các phường trình tự, thủ tục lập hồ sơ xử lý vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm có tính chất phức tạp, vượt thẩm quyền hướng dẫn UBND các phường báo cáo UBND quận Cầu Giấy đề xuất, báo cáo UBND TP Hà Nội xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Cần tăng cường thanh kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn các phường để thấy được thực trạng công tác quản lý đất đai, những vi phạm còn tồn tại trong quá trình quản lý từ đó hướng dẫn UBND các phường về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, hành vi tham nhũng, gây lãng phí trong quản lý SDĐ đồng thời thiết lập hồ sơ xử lý các vi phạm còn tồn tại.
Do vậy, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra rất quan trọng, thường xuyên lập các tổ công tác phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất việc quản lý đối với đất công, đất nông nghiệp là rất cần thiết, cần được quan tâm thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa để trên cơ sở đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. khi thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch cụ thể, xây dựng nội dung
78
thanh tra rõ ràng, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp chính quyền một cách chặt chẽ đồng bộ. Cần phải tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra thường xuyên, toàn diện, phát huy được vai trò của pháp luật, vai trò quản lý nhà nước đối với các vi phạm trong quản lý sử dụng đất.
Xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức thanh tra từ Thành phố dến các quận huyện để cán bộ thanh tra có đủ khả năng, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, làm cho hoạt động quản lý, sử dụng đất theo đúng các quy định của pháp luật.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra. Việc tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo đối với hoạt động thanh tra sẽ tạo ra định hướng hoạt động cho tổ chức thanh tra và công tác thanh tra thực sự đạt hiệu quả. Để hoạt động xử lý vi phạm Luật Đất đai có hiệu quả cao, không bỏ sót hành vi vi phạm thì hoạt động thanh tra là vô cùng quan trọng.
3.2.3. Tăng cường vai trò, lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận
Để đảm bảo công tác QLNN về đất đai nói chung cũng như công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận nói riêng được chặt chẽ và có hiệu quả, tránh lãng phí, sử dụng đất đúng mục đích được UBND TP Hà Nội giao quản lý, UBND quận cần phải tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan cụ thể là trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy đối với công tác QLNN về đất công, đất nông nghiệp. Mặc dù trong vài năm trở lại đây, khi UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành nhiều Văn bản chỉ đạo UBND các phường đối với công tác quản
79
lý nhà nước về đất công, đất nông nghiệp, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương là Chủ tịch UBND các phường, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm chưa được xử lý dứt điểm, kéo dài nhiều năm, gây lãng phí đất, sử dụng đất không có hiệu quả. Do Vậy, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đối với đất công, đất nông nghiệp, xử lý, khắc phục dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công, đất nông nghiệp, nâng cao nhận thức của các chủ sử dụng đất, UBND Quận Cầu Giấy cần tăng cường trách nhiệm của UBND quận và các phòng chuyên môn có liên quan, chủ tịch UBND các phường tại địa phương. UBND quận Cầu Giấy cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa cụ thể là tăng cường ban hành các Văn bản chỉ đạo đối với người đứng đầu tại địa phương, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu, quán triệt và chỉ đạo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. UBND phường nào để xảy ra vi phạm về đất công, đất nông nghiệp mà không xử lý kịp thời, dứt điểm thì Chủ tịch UBND các phường nơi để xảy ra vi phạm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. UBND quận giao phòng Nội vụ tham mưu xử lý kỷ luật và quyết định tạm dừng công tác điều hành cho đến khi xử lý, khắc phục xong vi phạm mới được xem xét tiếp tục công tác.
Tăng cường chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường, đội ngũ công chức địa chính được giao thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý làm trực tiếp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn phường, quản lý chặt chẽ các quỹ đất công, đất chưa sử dụng còn lại, đối với các phần diện tích đất công chưa sử dụng vào mục đích gì cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, rào tôn để quản lý, chống lấn chiếm. Chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường, Công chức làm nhiệm vụ Khi
80
phát hiện các trường hợp vi phạm phải kiên quyết xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất công sau ngày 01/7/2014, chỉ đạo UBND các phường xử lý dứt điểm, không hợp thức các sai phạm, phải xây dựng Kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật về đất đai hàng năm đồng thời có kế hoạch quản lý, sử dụng các quỹ đất công đất nông nghiệp còn lại một cách hiệu quả, tránh lãng phí và tái lấn chiếm, SDĐ sai mục đích….
Tăng cường công tác chỉ đạo xử lý dứt điểm, quyết liệt các vi phạm đồng thời giao trách nhiệm cho các phòng ban chuyên môn của quận như Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, Phòng Tư Pháp, Tài chính- Kế hoạch, Thanh tra đôn đốc, hướng dẫn UBND các phường trong việc xử lý các vi phạm đã tồn tại từ các thời kỳ trước. Chỉ đạo Công an quận Cầu Giấy chỉ đạo Công an phường phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường, các đơn vị có liên quan trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, kịp thời xử lý các trường hợp chống đối lực lượng làm nhiệm vụ, đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Giao phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND Quận có Văn bản cụ thể hướng dẫn UBND các phường thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm nhằm đảm bảo các quỹ đất công, đất nông nghiệp sử dụng có hiệu quả, theo đúng mục đích đã được UBND TP Hà Nội giao quản lý đồng thời hạn chế những vi phạm phát sinh,đảm bảo các quỹ đất công, đất nông nghiệp còn lại trên địa bàn Quận phải được khai thác sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, tránh lãng phí và theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương đi vào nề nếp theo đúng quy định pháp luật đất đai.
81
3.2.4. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin đất đai với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận Cầu Giấy
Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về đất đai tăng cao kéo theo những mặt trái như: khiếu kiện và tranh chấp đất đai trở nên gay gắt, nhiều tình cảm tốt đẹp của hàng xóm láng giềng, gia đình mất đi khi có mâu thuẫn đất đai; vấn đề ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm Luật Đất đai trở nên trầm trọng và tinh vi hơn... Tuy nhiên, mức độ nhận thức của người dân về đất đai còn nhiều khác biệt. Tư tưởng coi đất đai là một tài nguyên, sản vật “trời cho” nên mạnh ai người đó chiếm đoạt, cũng như thiếu những quy định chặt chẽ trong quản lý về: sổ sách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của người quản lý... dẫn đến việc SDĐ chưa hiệu quả và công bằng. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết. Để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đạt kết quả tốt, UBND quận Cầu Giấy cần:
Một là, xây dựng những chuyên đề tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, mọi du khách đến thăm quan hiểu biết về giá trị lịch sử, giá trị kinh tế của các cảnh quan di tích trên địa bàn trong phát triển KT-XH của quận theo hướng thương mại - dịch vụ - du lịch để mọi người cùng có ý thức trong khai thác và bảo vệ.
Hai là, cập nhật, tổng hợp để biên soạn một cách hệ thống, đơn giản cho phù hợp từng khu vực dân cư, từng loại đối tượng SDĐ cụ thể để tuyên truyền. Tuyên truyền pháp luật cần gắn với quy hoạch, kế hoạch SDĐ, các mục tiêu QLĐĐ, chính sách phát triển của quận để mọi người hiểu và tự nguyện tham gia, tránh bệnh hình thức. Tạo nguồn thông tin như đo đạc, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết quận, phường, công khai quy hoạch, cập nhật sự biến
82
động diện tích đất đai, mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản.
Ba là, Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai. Tiếp tục cải tiến, làm phong phú hơn các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục đất đai qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, các bài báo,… Thông qua phương tiện truyền thanh, truyền hình thì các quy định của pháp luật đất đai sẽ đến với người dân nhanh chóng hơn.
Bốn là, Vai trò lãnh đạo của Quận ủy đối với quần chúng nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể tham gia vào công tác QLĐĐ cần được chú ý cả chiều rộng và chiều sâu. Quận cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể chỉ đạo các phường tổ chức triển khai thực hiện từ đó tăng cường, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, Mặt trận tổ quốc, Thanh tra nhân dân trong tuyên truyền, giám sát việc quản lý và SDĐ, việc giám sát cần tập trung vào các khu vực “nhạy cảm”, các “điểm nóng” để giải quyết dứt điểm từng nội dung cụ thể. Cần khơi dậy phong trào toàn Đảng, toàn dân trong quận nhận thức, hiểu và tự nguyện tham gia giám sát công tác QLĐĐ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên.
Năm là, Tổ chức cho nhân dân tham gia các hoạt động thực hiện pháp luật đất đai, có một cơ chế hợp lý để người sử dụng pháp luật đất đai bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình và đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật đất đai.
Sáu là, UBND quận cần thường xuyên phối hợp với cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình để tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp
83
luật đất đai. UBND quận nên thành lập một bộ phận tư vấ đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai để giải đáp, hướng dẫn các vấn đề có liên quan. Chính quyền phường, quận cần công khai địa chỉ tiếp nhận thông tin từ các tổ chức, cá nhân phản ánh về tình hình quản lý, sử dụng đất của các chủ sử dụng đất, các vi phạm PLĐĐ trong lấn chiếm đất công, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép để xử lý vi phạm được nhanh chóng và kịp thời.
Để xây dựng cho người dân niềm tin vào các hoạt động quản lý của chính quyền, chính quyền quận cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, chỉ đạo UBND 08 phường tăng cường công tác tuyên truyền,