Bài học kinh nghiệm cho tỉnhGia Lai

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI (Trang 51 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnhGia Lai

Từ những kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh về QLNN đối với tôn giáo, tỉnh Gia Lai cần tập trung vào một số bài học nhƣ sau:

Thứ nhất, TNTG là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn

43

dân tộc. Theo đó, cần thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do TNTG, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng theo đúng pháp luật. Các tôn giáo cũng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trƣớc pháp luật. Nghiêm cấm lợi dụng TNTG để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc, kích động chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Tổ chức triển khai tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng, chú trọng nghiên cứu cách làm mới, hiệu quả, quan tâm tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và trong hoạt động của Công giáo trên địa bàn.

Thứ hai, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về tôn giáo. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo theo vị trí việc làm phù hợp với chức danh chuyên môn nghề nghiệp, đƣợc đào tạo bài bản, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật nói chung và pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo nói riêng. Tiếp tục quán triệt nhằm chuyển biến, thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo về chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về công tác tôn giáo cũng nhƣ nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của công tác QLNN về tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Xác định việc thực hiện các nhiệm vụ tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lƣợng tham mƣu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần đƣợc củng cố, kiện toàn, nhất là ở cơ sở, những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. Tăng cƣờng đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

44

Thứ ba, nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo. Trong quá trình giải quyết, phải tranh thủ cảm hóa, tạo đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của các chức sắc, tín đồ, kết hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại, thuyết phục để giải quyết kiến nghị, khiếu nại đòi nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo. Cụ thể là: kiên trì vận động, thuyết phục giáo sĩ, giáo dân chấp hành đúng pháp luật; thực hiện đồng bộ các biện pháp vừa kiên trì vận động, thuyết phục, vừa tuyên truyền, phê phán, lên án, tập trung phân hóa, cô lập; đấu tranh với các đối tƣợng chủ mƣu, xúi giục; xử lý bằng pháp luật đối với những đối tƣợng quá khích để răn đe, chuẩn bị sẵn sàng các phƣơng án đối phó với hoạt động quá khích biểu tình, gây rối hoặc cƣỡng chế giải tỏa khi cần thiết. Linh hoạt trong việc thực hiện các biện pháp xử lý trong từng trƣờng hợp và từng thời điểm cụ thể. Tuyệt đối không để xảy ra sai sót, không thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình xử lý các vụ việc, tình huống phức tạp để tạo cớ cho các đối tƣợng xấu lợi dụng, tuyên truyền xuyên tạc, kích động.

Thứ tư, thƣờng xuyên phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ để chủ động làm tốt công tác ngăn ngừa, giảm thiểu số lƣợng giáo dân bị tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo, kích động ở địa phƣơng và có những hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ năm, thống nhất quan điểm việc xử lý đòi nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo trên địa bàn tỉnh phải đƣợc giải quyết theo đúng pháp luật. Đồng thời, quan tâm giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của giáo sĩ, giáo dân phù hợp với các quy định của pháp luật.

45

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong phạm vi của Chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác QLNN về tôn giáo. Cụ thể đã đƣa ra những khái niệm cơ bản nhƣ QLNN và QLNN về tôn giáo; tôn giáo, Công giáo và hoạt động của Công giáo; giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo; tín đồ, chức sắc, chức việc; tổ chức tôn giáo và cơ sở tôn giáo; QLNN đối với hoạt động của Công giáo.

Thông qua các luận cứ, trên cơ sở các tài liệu khoa học và quan điểm cá nhân, tác giả cũng làm sáng tỏ những vấn đề về sự cần thiết và các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với Công giáo từ đó khẳng định rằng công tác QLNN về Công giáo là vô cùng quan trọng, cần thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán.

Ngoài việc làm rõ những vấn đề lý luận, tác giả cũng đƣa ra kinh nghiệm của một số địa phƣơng khác để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu về công tác QLNN về Công giáo cho tỉnh Gia Lai.

Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực tiễn công tác QLNN về Công giáo. Là tiền đề để phân tích, đánh giá thực trạng của chƣơng 2 cũng nhƣ đƣa ra những yêu cầu và đề xuất giải pháp, kiến nghị trong chƣơng 3 của đề tài nghiên cứu này.

46

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG GIÁO

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Nhà nƣớc về Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)