Về đào tạo NNL.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp” docx (Trang 41 - 43)

Sự phát triển NNL phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và sự quản lý của Nhà nước cũng như của các cơ sở đào tạo. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy NNL to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH và HĐH “ [5, tr.124).

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu của chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2001-2010) là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên trường quốc tế được

người Việt Nam, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển NNL được coi là một trong 3 lĩnh vực then chốt cần đột phá để làm chuyển động toàn bộ nền kinh tế.

Nội dung chính sách giáo dục, đào tạo tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

-Vị trí của giáo dục-đào tạo trong tổng thể những vấn đề KT-XH trong sự phát triển của đất nước. Giáo dục-đào tạo là vấn đề quốc sách hàng đầu của sự phát triển KT-XH.

-Mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo ở nước ta. Đó là nâng cao dân trí, đào tạo NNL, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra một lớp người có trí tuệ, sức khoẻ và đạo đức trong sáng.

-Trách nhiệm của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong quản lý và đầu tư, sự cần thiết xã hội hoá sự nghiệp giáo dục-đào tạo.

-Phương hướng mở rộng các hình thức giáo dục-đào tạo theo hướng đa dạng hoá (theo hình thức và theo tổ chức) tạo mọi điều kiện, cơ hội cho người dân tham gia giáo dục-đào tạo.

Trên nền tảng những định hướng lớn trong chính sách giáo dục-đào tạo nói trên, Nhà nước đã hoạch định các chính sách cụ thể về giáo dục-đào tạo. Sau đây là một số chính sách quan trọng:

Các chính sách nhằm nâng cao dân trí như: phổ cập giáo dục tiểu học, chính sách xoá nạn mù chữ và tái mù chữ, chính sách giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, cải cách giáo dục. . .

Chính sách cơ cấu đào tạo: cơ cấu theo trình độ(CNKT, THCN, đại học và trên đại học) và cơ cấu theo nghề, chuyên môn được đào tạo.

Chính sách ưu đãi đối với lực lượng làm công tác giáo dục-đào tạo, chính sách thu học phí, cấp học bổng.

-Vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hoá một số chính sách, áp dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh, tăng cường cho đào tạo NNL như:

+Quy hoạch phát triển NNL giai đoạn 2006-2010(Quyết định số 50/2005/QĐ-UB ngày 19/5/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh).

+Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2003-2010 (Quyết định số 130/2003/QĐ-UB ngày 17/12/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh).

+Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và chế độ cho giáo viên các trường mầm non dân lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Quyết định số 52/2005/QĐ-UB ngày 31/5/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh).

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp” docx (Trang 41 - 43)