Chính sách và biện pháp về đào tạo NNL.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp” docx (Trang 25 - 27)

-Chính sách phát triển NNL bao gồm hầu hết những giải pháp tác động đến quá trình tăng cường năng lực của từng con người và tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lực đó cho phát triển. Đó là những lĩnh vực và chính sách về điều tiết dân số, sức khoẻ và dinh dưỡng, giáo dục và đào tạo, việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân v.v . . .Do đó chính sách phát triển, đào tạo NNL cần hoàn thiện gồm những nhóm chính sách như sau:

+Chính sách phát triển giáo dục cơ sở có ý nghĩa tạo nền móng cần thiết ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo NNL và là một nhân tố cơ bản của phát triển NNL. Vì vậy, trong việc đánh giá phát triển NNL của một quốc gia, trước hết người ta dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thơng(tỷ lệ biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục-số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học . . .), coi đó là nhân tố thuận lợi hay trở ngại cho việc đầu tư và hoạt động kinh doanh. Trong số các chính sách phát triển giáo dục thì chính sách phổ cập giáo dục là trọng tâm và trở thành những chính sách phát triển NNL của nhiều quốc

gia trên thế giới. Tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển KT-XH và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đặt mục tiêu phổ cập giáo dục cho một thời kỳ nhất định, thông thường trước hết là phổ cập tiểu học, sau đó là các cấp học tiếp theo(căn cứ vào sự phân cấp hệ thống giáo dục phổ thông theo 2 hoặc 3 cấp) hoặc phổ cập về số năm đi học bắt buộc.

+Chính sách về quy mơ đào tạo: Mục tiêu là nhằm điều tiết quy mô đào tạo chung và của từng cấp độ đào tạo khác nhau, theo đó có thể khuyến khích mở rộng hoặc thu hẹp quy mơ đào tạo ở một cấp nhất định nào đó.

+Chính sách về cơ cấu đào tạo: Mục tiêu của chính sách này là nhằm điều tiết hai loại hình cơ cấu đào tạo là cơ cấu về trình độ đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo.

+Chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quản lý phát triển NNL. Hiện nay ở nước ta chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL có những nội dung chủ yếu sau:

Đa dạng hố các nguồn tài chính nhằm huy động ngày càng nhiều và đa dạng các nguồn tài chính cho phát triển đào tạo.

Ưu tiên tăng nhanh chi ngân sách nhà nước cho phát triển đào tạo NNL. -Một số biện pháp về đào tạo NNL:

+Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch cụ thể đào tạo NNL gắn với sử dụng NNL theo mục tiêu phát triển đất nước trong quá trình CNH, HĐH.

+Xây dựng kế hoạch và các giải pháp khả thi để điều chuyển lực lượng lao động trong ngành giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của hệ thống. Việc điều chuyển không nên thực hiện trên cơ sở áp đặt mà kết hợp những ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi và chế độ ưu đãi với sự cam kết của cá nhân và tổ chức. Những sinh viên nghèo, có hồn cảnh khó khăn có thể được đào tạo miễn phí để trở thành giáo viên đi công tác một thời gian nhất định tại các vùng sâu, vùng xa kết hợp với chế độ cử tuyển trên cơ sở hợp đồng với nơi nhận, cơ quan cấp kinh phí và sinh viên. Việc chuyển cán bộ phải đi kèm với chế độ đãi ngộ thoả đáng.

-Cải cách chế độ tiền lương, làm cho mức lương của cán bộ làm việc trong khu vực giáo dục và đào tạo không thấp hơn khu vực khác; cán bộ nghiên cứu có năng lực sáng tạo cao phải có thu nhập cao hơn hẳn so với mức thu nhập chung.

-Để có thể đổi mới tác phong làm việc, văn hoá trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy cần hình thành những đơn vị nghiên cứu, những trường đại học theo mơ hình mới, hợp tác và mời những cộng tác viên người nước ngoài, từng bước thay đổi tác phong,văn hoá làm việc theo hướng hiện đại.

-Phân cấp cho các cơ sở đào tạo những chức trách và quyền lực nhất định trong đãi ngộ, trả lương giáo viên; các trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề cần được tự chủ trong quản lý NNL và chịu trách nhiệm thông qua cơ chế công khai, cơ chế hội đồng; các cơ sở giáo dục phổ thông được tham gia vào nhiều khâu của quá trình quản lý, trong đó có trả cơng, trả lương để tăng cường hiệu quả quản lý.

-Xã hội hoá huy động các nguồn lực tài chính cho giải quyết việc làm. Tăng hỗ trợ kinh phí Nhà nước cho các chương trình dự án giải quyết việc làm. khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho người lao động tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp” docx (Trang 25 - 27)