Những chỉ tiêu đánh giá về đào tạo và sử dụng NNL.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp” docx (Trang 32 - 33)

Theo Từ điển Tiếng Việt(Trung tâm từ điển, 1998. tr. 424), hiệu quả là kết quả đạt được như yêu cầu cơng việc mạng lại. Hiệu quả là tính kết quả, là sự đạt được kết quả mong muốn. Để đạt hiệu quả cao phải tính đến những giải pháp giúp đạt mục tiêu đã đặt ra ở mức độ cao nhất.

Hiệu quả đào tạo và sử dụng NNL là việc đào tạo và sử dụng NNL phải đạt được mục tiêu đặt ra. Việc chỉ ra tính hiệu quả của một hoạt động nào đó, phải chỉ ra kết quả mà hoạt động đó đạt được. Có thể chia ra hiệu quả đầu vào, hiệu quả quá trình và hiệu quả đầu ra. Những yếu tố tác động đến hiệu quả đầu vào có thể là các chính sách, cơ chế ở cấp vĩ mô và vi mô về NNL, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức cũng như các điều kiện sản xuất, kinh doanh(tài chính, cơng nghệ, NNL). Hiệu quả đầu ra có thể được đánh giá ở cấp cá nhân, cấp tổ chức, hay cấp quốc gia. Hiệu quả đầu ra có thể là sự hài lòng của cá nhân, năng suất lao động, thu nhập, sự phát triển cá nhân v.v. Ở cấp NNL một địa phương, một quốc gia là sự linh động, khả năng đáp ứng, di chuyển của NNL, đặc biệt sự đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH của NNL.

Như vậy, có thể nhận biết hiệu quả đào tạo và sử dụng NNL theo các tiêu chí sau đây:

-Hiệu quả kinh tế: thể hiện ở đóng góp của NNL vào đạt mục tiêu của tổ chức, thực hiện mục tiêu KT-XH của một vùng, một địa phương và một quốc gia; một cách cụ thể hiệu quả kinh tế thể hiện ở mức tăng năng suất lao động, tăng thời gian sử dụng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, sự chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu phát triển KT-XH;

-Hiệu quả xã hội: thể hiện sự tăng trưởng mức sống, trình độ người lao động, sự tham gia vào các hoạt động KT-XH của người lao động;

-Theo phạm vi: + Hiệu quả chung của đào tạo và sử dụng NNL thể hiện sự đóng góp chung vào phát triển của tổ chức, của địa phương, của quốc gia; mức độ linh hoạt của lực lượng lao động;

+Hiệu quả từng bộ phận, từng khâu, từng nội dung của quá trình đào tạo, sử dụng NNL thể hiện việc đạt được mục tiêu của từng khâu, từng nội dung đào tạo và sử dụng NNL.

-Theo đối tượng: + Hiệu quả cá nhân thể hiện ở: tăng khả năng, năng lực của người lao động như kỹ năng, trình độ, năng lực, sự hiểu biết; kết quả thực hiện công việc như tăng năng suất lao động, động cơ, thái độ tích cực hơn đối với cơng việc, mức độ hài lịng đối với cơng việc; mức sống và độ an tồn của cuộc sống.

+Hiệu quả tổ chức: thể hiện ở năng suất lao động của tổ chức, chất lượng, lợi nhuận đạt được và mức độ đạt mục tiêu của tổ chức.

+Hiệu quả khách hàng: mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, thị phần, ảnh hưởng tới người sử dụng dịch vụ (xem phụ lục 1).

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp” docx (Trang 32 - 33)