0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Ngành dịch vụ công

Một phần của tài liệu MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH TẾ, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA SINGAPO ĐỂ DUY TRÌ SỨC CẠNH TRANH TOÀN CẦU (Trang 50 -51 )

ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CNTT-TT TỚI NĂM

3.3.6. Ngành dịch vụ công

Hành trình CNTT-TT trong các dịch vụ công ở Singapo được bắt đầu từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước bằng Chương trình Tin học hóa dịch vụ công. Chương trình này chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động nội bộ thông qua việc tự động hóa các chức năng công việc truyền thống.

Cuối thập kỷ 90 đã chứng kiến sự hội tụ của CNTT-TT và viễn thông, đem lại sự thay đổi cho khái niệm cung cấp dịch vụ. Điều này mở đường để đưa ra các kế hoạch hành động về Chính phủ điện tử (eGAP) vào năm 2000-2003. Nhờ eGAP, toàn bộ 1.600 dịch vụ công đã được có trực tuyến. Ngày nay, Singapo là nơi dẫn đầu về Chính

phủ điện tử, và CNTT-TT vẫn tiếp tục đem lại những thay đổi đầy khích lệ về phương thức phục vụ công dân của chính quyền.

Những động lực then chốt và những hàm ý

- Những người dùng và những công dân thành thạo CNTT-TT hơn

- CNTT-TT đang trở thành bộ phận cấu thành của cuộc sống mọi người, và phương tiện trực tuyến đã trở thành phương tiện được lựa chọn để giao tiếp;

- Singapo đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng trên khắp thế giới về nguồn lực và đầu tư, từ những người khổng lồ trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…;

- Có một sự chú trọng trở lại trên khắp thế giới về việc cải tiến các quy trình và hệ thống để nâng cao hiệu quả các hoạt động Chính phủ.

Mục tiêu cho năm 2010:

- 80% số người sử dụng là rất thỏa mãn với chất lượng của các dịch vụ điện tử của Chính phủ;

- 80% số người sử dụng là rất thỏa mãn với mức độ rõ ràng và hữu ích với các thông tin trực tuyến về các chính sách, chương trình và sáng kiến của Chính phủ;

- 90% số người sử dụng khuyến khích những người còn lại nên giao dịch bằng điện tử với Chính phủ.

Các chiến lược thực hiện

(1) Tăng phạm vi tiếp cận của các dịch vụ điện tử

- Phát triển hiểu biết để tăng cường các dịch vụ điện tử cho người dân;

- Cung cấp các dịch vụ điện tử thật tích cực, có trách nhiệm, thân thiện với người dùng và được tích hợp;

- Mở rộng phạm vi của các dịch vụ điện tử.

(2) Tăng cường sự chia sẻ tư duy của công dân trong quá trình tham gia điện tử (E- Engagement).

Để lôi cuốn sự tham gia của các công dân, Singapo sẽ mở ra Chương trình kết nối với các công dân, với sự chú trọng vào 2 lĩnh vực sau:

- Cung cấp thông tin trực tuyến rõ ràng và hữu ích một cách chất lượng và lý thú; - Thu hút sự tham gia vào các tư vấn công trực tuyến và phản hồi.

(3) Tăng cường năng lực và sự kết năng trong Chính phủ

Có 3 sáng kiến được đề xuất:

- Tạo ra sự kết năng thông qua dữ liệu, các quy trình và hệ thống cùng chia sẻ; - Làm phong phú kinh nghiệm của công chức thông qua những ứng dụng mới đối với CNTT-TT.

- Tăng cường các biện pháp mới trong sử dụng CNTT-TT ở khu vực công.

(4) Tăng cường ưu thế cạnh tranh quốc gia

Ở cấp quốc gia iGov 2010 cũng sẽ góp phần hướng tới tạo lập ưu thế cạnh tranh chiến lược cho Singapo. Chính phủ có thể giúp đẩy mạnh tăng trưởng của khu vực tư nhân, đặc biệt là ở ngành CNTT-TT, thông qua các quan hệ đối tác ở các dự án mới.

Để củng cố vị thế toàn cầu của Singapo với tư cách là một trong những môi trường kinh doanh tốt nhất và neo giữ nhiều doanh nghiệp hơn, những lĩnh vực dưới đây sẽ được chú trọng:

- Chuyển hóa ngành

- Cộng tác với ngành công nghiệp CNTT-TT - Trưng bày và xúc tiến các giải pháp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH TẾ, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA SINGAPO ĐỂ DUY TRÌ SỨC CẠNH TRANH TOÀN CẦU (Trang 50 -51 )

×