Hoàn thiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan

Một phần của tài liệu Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính (Trang 68 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Hoàn thiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan

3.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỂ CHẾ VỀ TRÁCH

3.2.1.Hoàn thiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan

hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

3.2.1.1. Chuẩn hóa khái niệm “trách nhiệm” của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nói chung, cấp Bộ nói riêng

Ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN nói chung, cấp Bộ nói riêng là ngƣời thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan HCNN, có quyền cao nhất đối với hoạt động của cơ quan HCNN và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan đó.

Pháp luật hiện hành đã quy định phạm vi trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN, bao gồm trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội với những nội dung khá rõ ràng, cụ thể liên quan đến một số vấn đề

nhƣ: trong tổ chức quản lý đội ngũ công chức thuộc quyền; trong quản lý tài sản công; trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm... Pháp luật cũng đã quy định các loại hình trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN bao gồm: trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức trong thực thi công vụ. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN thực hiện trách nhiệm cũng nhƣ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đánh giá, xem xét trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN trong thực thi công vụ nói chung, cải cách TTHC nói riêng.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật chƣa thống nhất cách hiểu về “trách nhiệm” của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN. Bởi lẽ, theo Nghị định 157/2007/NĐ-CP quy định chế độ trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nƣớc trong thi hành nhiệm vụ, công vụ thì “trách nhiệm” là việc đƣợc làm, phải làm, không đƣợc làm, và nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Theo văn bản này, chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu bao gồm: Nghĩa vụ, quyền và việc xử lý (chịu trách nhiệm) nếu vi phạm các quy định về nghĩa vụ và quyền. Trong khi đó, theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ khi quy định “trách nhiệm của Bộ trƣởng” (từ Điều 24 đến Điều 29) thì trách nhiệm đƣợc hiểu chỉ là “nhiệm vụ, quyền hạn”.

Vì vậy, trong các văn bản pháp luật thuật ngữ “trách nhiệm” ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cần đƣợc hiểu theo một nghĩa thống nhất bao gồm ba yếu tố cấu thành: Những việc phải làm, không đƣợc làm, hoặc đƣợc làm; những thứ đƣợc nhận (quyền hạn, quyền lợi), và chế tài xử lý (chịu trách nhiệm). Do đó, trong các quy định về “trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN” phải bao gồm một tổng thể thống nhất tƣơng thích của ba yếu tố: Nghĩa vụ - Quyền - Việc chịu trách nhiệm. Đồng thời, các quy định cần cụ thể hóa vai trò, vị trí, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu; cần chú trọng đến chế tài xử phạt khi ngƣời đứng đầu vi phạm công tác điều hành, quản lý.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định về nội dung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

Việc hoàn thiện các quy định xác định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ sẽ tạo cơ sở cho việc bảo đảm thực hiện thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan HCNN trong cải cách TTHC. Theo đó, cần tập trung hoàn thiện các nội dung sau:

- Trách nhiệm trong việc chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và chỉ đạo của cấp trên về cải cách TTHC; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện đúng và có hiệu quả cải cách TTHC.

- Trách nhiệm về việc ban hành hoặc trình cơ quan, ngƣời có thẩm quyền

ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quy) về cải cách TTHC.

- Trách nhiệm trong việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong giải quyết TTHC.

- Trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ

quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến TTHC trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

Để nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, cần hoàn thiện quy định về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN nói chung nếu vi phạm chế độ trách nhiệm, tùy theo tính chất

và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm, đó là: Trách nhiệm kỷ luật; Trách nhiệm dân sự; Trách nhiệm vật chất; Trách nhiệm hình sự; Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:

- Trách nhiệm kỷ luật: ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ vi phạm các quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, nếu chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật. Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

- Trách nhiệm dân sự: ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, gây thiệt hại, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị đến mức phải chịu trách nhiệm dân sự thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật phải bị xử lý về trách nhiệm dân sự. Việc xử lý trách nhiệm dân sự đối với ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nƣớc phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.

- Trách nhiệm vật chất: ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hƣ hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhƣng chƣa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm hình sự: ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nếu phạm một tội đã đƣợc Bộ luật Hình sự quy định thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nƣớc phải tuân theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính (Trang 68 - 72)