7. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Phải nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện thể chế về
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC có thể coi là một nội dung quan trọng của CCHC và xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Để nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, trƣớc hết cần khẳng định rõ ràng, nhất quán vị trí quan trọng, vai trò quyết định của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ đối với kết quả hoạt động cải cách TTHC. Đồng thời, gắn trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ với kết quả thực thi công vụ của cơ quan HCNN trong cải cách TTHC. Điều này phù hợp với xu thế của nền hành chính các nƣớc nói chung và Việt Nam nói riêng đó là có sự chuyển biến mạnh mẽ từ một nền hành chính truyền thống (quản lý dựa trên quy trình thủ tục, kiểm soát các yếu tố đầu vào) sang một nền hành chính phục vụ và hiệu quả dựa trên kết quả đầu ra. Do đó, cần gắn trách nhiệm của ngƣời đứng đầu với kết quả thực hiện cải cách TTHC của bộ, ngành mà ngƣời đó đứng đầu. Nếu các cơ quan đó thực hiện cải cách TTHC tốt đồng nghĩa với việc ngƣời đứng đầu hoàn thành
tốt trách nhiệm và ngƣợc lại. Điều này sẽ giúp gia tăng động lực cũng nhƣ sự ràng buộc đối với trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo các điều kiện để ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ thực thi tốt trách nhiệm. Sẽ là bất hợp lý và không khả thi nếu nhƣ yêu cầu ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ phải thực hiện tốt trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm về kết quả cải cách TTHC của bộ, ngành mình trong khi không đảm bảo đầy đủ các điều kiện để họ thực hiện tốt trách nhiệm. Có nhiều điều kiện tác động đến việc thực hiện trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ, nhƣ các điều kiện về thể chế, về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài chính…
Đặc biệt, cần đảm bảo sự kiểm soát đối với việc thực hiện trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC. Bởi lẽ, nguy cơ tha hóa quyền lực luôn thƣờng trực và song hành cùng quyền lực, đồng thời, bản tính con ngƣời là tham lam, vị kỷ. Do đó, sự kiểm soát đối với việc thực hiện trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC sẽ có tác dụng nhƣ chiếc barie để ngăn ngừa những nguy cơ to lớn của việc lộng quyền, lạm quyền, tham ô, tham nhũng…, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ cũng nhƣ tính pháp quyền trong cải cách TTHC.
Để thực hiện thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC phải chú trọng nâng cao trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu là bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang bộ. Đó là việc quy định cụ thể về trách nhiệm của bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang bộ trong việc ban hành văn bản quy định về thủ tục hành chính, đề xuất các biện pháp cải cách TTHC; kiểm soát TTHC và xử lý các vi phạm trong thực hiện TTHC... Có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc hết khả năng, năng lực của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC, nhất là trong điều kiện cải cách hành chính và hội nhập quốc tế của nƣớc ta hiện nay.
3.1.4. Phải uất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo từ năm 1986 tới nay đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong đó có CCHC, xây dựng đội ngũ CBCC có đủ năng lực phẩm chất đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Tuy nhiên, CCHC là một vấn đề hết sức phức tạp. Chính vì vậy, trong quá trình CCHC nói chung, hoàn thiện và thực hiện thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC nói riêng cần có những bƣớc đi thích hợp xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và đặc biệt là kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỂ CHẾ VỀTRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP BỘ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
3.2.1. Hoàn thiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quanhành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính
3.2.1.1. Chuẩn hóa khái niệm “trách nhiệm” của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nói chung, cấp Bộ nói riêng
Ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN nói chung, cấp Bộ nói riêng là ngƣời thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan HCNN, có quyền cao nhất đối với hoạt động của cơ quan HCNN và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan đó.
Pháp luật hiện hành đã quy định phạm vi trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN, bao gồm trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội với những nội dung khá rõ ràng, cụ thể liên quan đến một số vấn đề
nhƣ: trong tổ chức quản lý đội ngũ công chức thuộc quyền; trong quản lý tài sản công; trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm... Pháp luật cũng đã quy định các loại hình trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN bao gồm: trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức trong thực thi công vụ. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN thực hiện trách nhiệm cũng nhƣ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đánh giá, xem xét trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN trong thực thi công vụ nói chung, cải cách TTHC nói riêng.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật chƣa thống nhất cách hiểu về “trách nhiệm” của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN. Bởi lẽ, theo Nghị định 157/2007/NĐ-CP quy định chế độ trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nƣớc trong thi hành nhiệm vụ, công vụ thì “trách nhiệm” là việc đƣợc làm, phải làm, không đƣợc làm, và nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Theo văn bản này, chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu bao gồm: Nghĩa vụ, quyền và việc xử lý (chịu trách nhiệm) nếu vi phạm các quy định về nghĩa vụ và quyền. Trong khi đó, theo Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ khi quy định “trách nhiệm của Bộ trƣởng” (từ Điều 24 đến Điều 29) thì trách nhiệm đƣợc hiểu chỉ là “nhiệm vụ, quyền hạn”.
Vì vậy, trong các văn bản pháp luật thuật ngữ “trách nhiệm” ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cần đƣợc hiểu theo một nghĩa thống nhất bao gồm ba yếu tố cấu thành: Những việc phải làm, không đƣợc làm, hoặc đƣợc làm; những thứ đƣợc nhận (quyền hạn, quyền lợi), và chế tài xử lý (chịu trách nhiệm). Do đó, trong các quy định về “trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN” phải bao gồm một tổng thể thống nhất tƣơng thích của ba yếu tố: Nghĩa vụ - Quyền - Việc chịu trách nhiệm. Đồng thời, các quy định cần cụ thể hóa vai trò, vị trí, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu; cần chú trọng đến chế tài xử phạt khi ngƣời đứng đầu vi phạm công tác điều hành, quản lý.
3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định về nội dung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính
Việc hoàn thiện các quy định xác định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ sẽ tạo cơ sở cho việc bảo đảm thực hiện thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan HCNN trong cải cách TTHC. Theo đó, cần tập trung hoàn thiện các nội dung sau:
- Trách nhiệm trong việc chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và chỉ đạo của cấp trên về cải cách TTHC; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện đúng và có hiệu quả cải cách TTHC.
- Trách nhiệm về việc ban hành hoặc trình cơ quan, ngƣời có thẩm quyền
ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quy) về cải cách TTHC.
- Trách nhiệm trong việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong giải quyết TTHC.
- Trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến TTHC trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính
Để nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, cần hoàn thiện quy định về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN nói chung nếu vi phạm chế độ trách nhiệm, tùy theo tính chất
và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm, đó là: Trách nhiệm kỷ luật; Trách nhiệm dân sự; Trách nhiệm vật chất; Trách nhiệm hình sự; Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:
- Trách nhiệm kỷ luật: ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ vi phạm các quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, nếu chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật. Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
- Trách nhiệm dân sự: ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, gây thiệt hại, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị đến mức phải chịu trách nhiệm dân sự thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật phải bị xử lý về trách nhiệm dân sự. Việc xử lý trách nhiệm dân sự đối với ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nƣớc phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.
- Trách nhiệm vật chất: ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hƣ hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhƣng chƣa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm hình sự: ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nếu phạm một tội đã đƣợc Bộ luật Hình sự quy định thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nƣớc phải tuân theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
3.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện thể chế về tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính
3.2.2.1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ nói chung, trong cải cách thủ tục hành chính nói riêng
Nhận thức là cơ sở của hành vi, vì vậy, nếu ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cáp Bộ có nhận thức đúng và đủ về trách nhiệm của mình sẽ đảm bảo thực hiện tốt
trách nhiệm của mình. Muốn vậy, cần coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức pháp luật, đạo đức công vụ, văn hóa trách nhiệm cho cho bản thân những ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ. Trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục về đạo đức công vụ của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ.
Để nâng cao đạo đức công vụ của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ, cần tác động vào nhận thức và hành động của bản thân ngƣời đứng đầu để họ có sự tự ý thức sâu sắc, tự thân hƣớng tới những giá trị đạo đức khi thực thi công vụ. Đây là biện pháp có tính chất gốc rễ, có tác dụng lâu dài và bền vững. Bằng sự tự giác, tự ý thức - kết quả của sự thấm nhuần các giá trị đạo đức - ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ sẽ thực thi trách nhiệm không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý mà còn vƣợt trên, vƣợt xa các quy định đó để hiệu quả công vụ đạt đến mức tối đa. Đồng thời, khi có sự xung đột giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân, một ngƣời đứng đầu có sự tự giác, tự ý thức về các giá trị đạo đức sẽ đặt ƣu tiên vào lợi ích chung. Điều này hoàn toàn có tính khả thi, có giá trị thực tiễn, bởi khi giá trị chung đƣợc thực hiện thì ngƣời lãnh đạo không bị thua thiệt, bởi lợi ích cá nhân nằm trong việc thực hiện lợi ích chung. Khi các giá trị đạo đức thực sự trở thành sự chỉ dẫn, ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ sẽ tự giải trừ những gì còn đang sai lạc, sẽ tự hƣớng tới những giá trị chung, những giá trị tốt đẹp mà xã hội và ngƣời ngƣời dân mong đợi.
Và để làm đƣợc điều đó, thì biện pháp quan trọng hàng đầu, đó là sự “nêu gương” của những ngƣời đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đây là cách giáo dục vô cùng quan trọng, có tác dụng trực tiếp, mang tính thực chất và có giá trị lan tỏa. Sự nêu gƣơng trong thực thi đạo đức công vụ của những ngƣời đứng đầu HCNN cấp Bộ có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc nâng cao đạo đức công vụ, góp phần tạo nên văn hóa công vụ, nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, phụng sự xã hội của đội ngũ CBCC nói chung và những ngƣời đứng đầu HCNN cấp Bộ nói riêng.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu nói chung, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan cơ quan HCNN cấp Bộ nói riêng trong cải cách TTHC. Bởi thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu đƣợc coi là hoàn thiện không chỉ đƣợc thể hiện ở chỗ đƣợc ban hành dƣới hình thức một đạo luật mang tính pháp điển cao, mà quan trọng