Thực trạng xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước của huyện Ea Súp

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 86)

2 Thực trạng quản lý ngân sách huyện Ea Súp thời kỳ 015-0 0

2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước của huyện Ea Súp

Lập dự toán là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách,được xác định là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ về sử dụng nguồn lực chấp hành thời gian lập và phân bổ dự toán thời gian qua của huyện Ea Súp đã có nhiều tiến bộ và đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách. Tất cả các nguồn thu đều được quản lý và tính toán trong cân đối ngân sách, nhiệm vụ chi ngân sách có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội các xã khó khăn.

Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc quyết định chính sách, chế độ, nhiệm vụ quan trọng, phê duyệt chương trìnhdự án do ngân sách nhà nước bảo đảm phải phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính 5 năm. Dự toán ngân sách nhà nước được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian và biểu mẫu quy định.

Hằng năm, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND, UBND tỉnh và Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện lập dự toán thu, chi ngân sách năm kế hoạch gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; Chi cục thuế huyện lập dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện và cơ sở tính toán từng nguồn thu năm kế hoạch thuộc phạm vi quản lý gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trên cơ sở dự toán thu ngân sách của Chi cục thế huyện, tổ chức xét, duyệt dự toán thu, chi ngân sách của các đơn vị dự toán, UBND cấp xã và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện, số bổ sung cho ngân sách cấp xã năm kế hdạch, báo cáo UBND huyện quyết định và gửi Sở Tài chính tỉnh ĐắkLắk..

Bảng 2.1: Dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2017; 2018; 2019.

Nội dung

Tông thu cân đối NSNN

Thu nội địa

Thu từ khu vực DNNN do Trung ương quản lý

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Thuế thu nhập cá nhân

Lệ phí trước bạ

Thu phí, lệ phí

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Tiền cho thuê đất , thuê mặt nước

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Thu tiền sử dụng đất

Phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với chi cục thuế xác định dự toán thu ngân sách và dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, tổ chức thảo luận dự toán ngân sách với các cơ quan, đơn vị thuộc huyện. Sau đó tổng hợp dự toán ngân sách và xây dựng phương án phân bổ ngân sách cấp huyện và mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách cấp xã kế hoạch; xây dựng định mức phân bổ ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định, UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định.

Bảng 2.2: Dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2017; 2018;2019

TT Nội dung

I Tổng chi NSNN trên

địa bàn huyện

1 Chi đầu tư phát triển

2 Chi thường xuyên

2.1 Chi sự nghiệp kinh tế

2.2 Chi sự nghiệp giáo dục

và đào tạo

2.3 Chi sự nghiệp VHTT-

TDTT-PTTH

2.4 Chi đảm bảo xã hội, trợ

giá, trợ cước

2.5 Chi quản lý hành chính

- Đảng -Đoàn thể

2.8 Chi khác ngân sách

2.9 Chi chi sự nghiệp bảo

vệ môi trường

3 Dự phòng ngân sách

4 Chi chương trình mục

tiêu

5 Chi chuyển

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán ngân sách huyện và phân bổ dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị thuộc huyện.

Trên địa bàn tỉnh Nội dung các khoản thu

1. Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%

Thực hiện theo tiết a.1 điểm a khoản 1 điều 1 tại Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2017.

2. Các khoản thu ngân sách huyện, thị xã, thành phố hưởng 100%

Thực hiện theo tiết a.1 điểm a khoản 2 điều 1 tại Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2017.

3. Các khoản thu ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng 100%

Thực hiện theo tiết a.1 điểm a khoản 3 điều 1 tại Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2017.

4. Các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện, thị xã, thành phố

4.1. Thuế giá trị gia tăng : - Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột

+ Các huyện, thị xã còn lại

4.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp : - Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột

+ Các huyện, thị xã còn lại

4.3. Thuế thu nhập cá nhân

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi Cục thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột

+ Các huyện, thị xã còn lại

4.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột

+ Các huyện, thị xã còn lại

4.5. Thuế bảo vệ môi trường

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột

+ Các huyện, thị xã còn lại

4.6. Thuế tài nguyên

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu:

+ Thành phố Buôn Ma Thuột + Các huyện, thị xã còn lại

4.7. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột

+ Các huyện, thị xã còn lại

4.8. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột + Các huyện, thị xã còn lại 4.9. Tiền sử dụng đất - Các dự án thuộc tỉnh - Huyện, thị xã, thành phố: + Thành phố Buôn Ma Thuột + Các huyện, thị xã còn lại

4.10. Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột

+ Các huyện, thị xã còn lại

4.11. Lệ phí môn bài

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu:

+ Thành phố Buôn Ma Thuột + Các huyện, thị xã còn lại

4.12. Lệ phí trước bạ

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

- Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu: + Thành phố Buôn Ma Thuột

+ Các huyện, thị xã còn lại

Qua biểu tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu cho thấy nguồn thu của ngân sách huyện gồm các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%; các khoản thu mà huyện được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSNN tỉnh và huyện; các khoản thu bổ sung từ NSNN cấp tỉnh.

Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện gồm:

+ Chi thường xuyên gồm các khoản chi của huyện gồm: chi cho các hoạt động sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo; chi cho các hoạt động sự nghiệp y tế, môi trường, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình do cấp huyện quản lý; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các đơn vị cấp huyện quản lý; chi cho quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; chi cho hoạt động của cơ quan Nhà nước cấp huyện; chi hoạt động của cơ quan cấp huyện của Đảng Cộng sản Việt Nam; chi hoạt động của cơ quan cấp huyện của: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện, Hội Cựu chiến binh huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân; chi hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp trực thuộc cấp huyện; chi các khoản chi khác của cấp huyện.

+ Huyện còn được phân cấp quản lý chi bổ sung cho ngân sách cấp xã; chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách cấp huyện năm sau.

Qua việc phân cấp ngân sách về nguồn thu và nhiệm vụ chi của huyện trong thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước về cơ bản hoàn thành nhiệm vụ do HĐND huyện giao; Việc giao chỉ tiêu đến các đơn vị kịp thời, theo đúng quy định của Luật NSNN. Công tác quản lý thu: UBND huyện và các ngành đã triển khai kịp thời triển khai các biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2017, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; đồng thời ý thức chấp hành luật của người nộp thuế được nâng lên. Ngành Thuế đã tập trung đôn đốc, thu nộp kịp thời số thuế phát sinh vào NSNN, triển khai đồng bộ các giải pháp thu hồi nợ đọng thuế; Tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình tình hình chấp hành chính sách thuế.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN ở một số lĩnh vực chủ yếu: Công tác quản lý về đầu tư xây dựng, nhất là công tác lập, phê duyệt dự án có chuyển biến tích cực; các chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng được triển khai kịp thời, công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng. Đối với thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên được thực hiện đầy đủ về định mức, chế độ, chính sách quy định và theo dự toán được giao. UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan tài chính từ huyện đến cơ sở thực hiện nghiêm túc công tác quản lý và điều hành ngân sách, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tu thu, tiết kiệm chi, chủ động nguồn lực để thực hiện các chính sách theo quy định của Nhà nước, của tỉnh và các nhiệm vụ phát sinh đột xuất khác.

Nhìn chung, công tác lập dự toán NSNN hàng năm của huyện đã đi vào ổn định và nề nếp, cơ bản đáp ứng các yêu cầu về nguồn thu, nhiệm vụ chi; bám sát kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện.

Quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính có trách nhiệm:

+ Làm việc với cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách.

+ Làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách địa phương đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách; đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Uỷ ban nhân dân cấp đó đề nghị.chính,Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của cấp trên và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách của Sở Tài chính, UBND huyện hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND các xã, thị trấn. Các đơn vị dự toán căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, số kiểm tra của cơ quan tài chính và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ để tính toán, xây dựng cụ thể các nội dung thu - chi của đơn vị mình theo mục lục ngân sách, báo cáo UBND huyện và Phòng Tài chính -Kế hoạch huyện xem xét, Dự toán ngân sách được lập theo phương pháp tổng hợp từ dưới lên. Sau khi tổng hợp xong, sẽ được thảo luận và bảo vệ trước Sở Tài chính.

2.2.2. Chấp hành ngân sách nhà nước cấp huyện

Mọi khoản thu, chi ngân sách điều thực hiện trong dự toán được giao, phân bổ và trực tiếp được kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước huyện. UBND huyện chịu sự kiểm tra của UBND tỉnh và sự giám sát của HĐND huyện về điều hành, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách và có trách nhiệm kiểm tra việc xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách của UBND xã, thị trấn.

Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính.

Mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả

2.2.2.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước huyện Ea Súp

Phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, lãi suất cho vay tăng cao, giá cả hàng hoá thiết yếu không ổn định và có xu hướng tăng lên, hàng hoá tiêu thụ chậm, sức mua của thị trường giảm; bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư công tiếp tục cắt giảm nên việc thu hút vốn đầu tư vào địa bàn gặp nhiều khó khăn… Đứng trước những khó khăn, thách thức đó, các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực triển khai tốt những chủ trương, giải pháp nhằm duy trì, ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Nguồn thu ngân sách của huyện được giữ vững và ngày càng tăng, hằng năm đều vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách huyện đã từng bước đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ chi cho bộ máy quản lý, sự nghiệp, an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã Bảng 2.3: Báo cáo thu NSNN huyện Ea Súp các năm 2017; 2018; 2019

Đơn vị tính: đồng.

Nội dung

I. Tổng thu NSNN trên địa bàn

Thu trên địa bàn

Thu bổ sung từ NScấp trên Thu chuyển nguồn năm trước sang

Thu kết dư ngân sách

Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN huyện Ea Súp các năm 2017; 2018; 2019

Hằng năm, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách của địa phương, huyện đã bám sát chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị trên địa bàn tổ chức thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Năm 2019, tổng thu NSNN huyện đạt 635,564,697,049 đạt 129,1% so với dự

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w