Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 97)

2 Thực trạng quản lý ngân sách huyện Ea Súp thời kỳ 015-0 0

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu

- Về cơ chế, chính sách:

+ Đối với phân cấp quản lý NSNN: Phân cấp theo Luật NSNN 2015 đã trao những quyền lực mới về NSNN cho các bộ, ngành, địa phương nhưng chưa đồng bộ với các thể chế nhằm thiết lập và duy trì kỷ luật tài khóa, tài chính, chính trị; chưa thiết lập được hạn chế ngân sách cứng; thiếu hệ thống theo dõi, đánh giá phù hợp và không có các chế tài thưởng phạt đúng mức. Mặc dù chưa có tác động rõ rệt, song với tình trạng dàn trải trong chi đầu tư, nợ XDCB và đà tăng của chi đầu tư, chi NSĐP, kéo theo sự tăng tốc của bổ sung cân đối hiện nay thì không chỉ hiệu quả, hiệu lực của phân bổ nguồn lực, sử dụng nguồn lực công không được bảo đảm; cân đối thu - chi NSNN bị đe dọa; mà các tác động tiêu cực tới kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục dẫn tới tác động kép tới các hoạt động thu - chi và sự bền vững của cả nền kinh tế.

+ Các quy định của pháp luật về quản lý tài chính ngân sách chưa thật đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách, đổi mới toàn diện trong lĩnh vực tài chính công. Một trong những nguyên nhân của việc chấp hành các quy định của pháp luật

chưa nghiêm là bản thân những quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành chưa thật đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, các điều kiện bảo đảm trong triển khai thực hiện như tổ chức và nhân sự, cơ chế hoạt động, chế tài xử lý vi phạm, điều kiện vật chất... của từng tổ chức, cá nhân trong bộ máy quản lý tài chính - ngân sách chưa thật rõ, cụ thể. Việc sửa đỏi, bổ sung một số quy định của pháp luật diễn ra liên tục, phá vỡ tính ổn định tương đối của hệ thống pháp luật cũng gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành NSNN, thậm chí còn gây ra khiếu kiện như chính sách đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng; các văn bản hướng dẫn thực hiện đầu tư và xây dựng giữa các Bộ Xây dựng, Tài chính không đồng bộ... Nhiều quy định về quản lý đầu tư, quản lý tài chính ngân sách, về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi... không hợp lý, thiếu đồng bộ nhưng chậm được bổ sung, sửa đổi, dẫn tới việc vi phạm các quy định hiện hành.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Trong những năm qua, tình hình kinh tế khó khăn của cả nước nói chung và của huyện Ea Súp nói riêng đã tác động nhiều đến quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện như lạm phát trong những năm qua tăng cao dẫn đến giá cả các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, trong khi tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng rất hạn chế làm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, huyện lại là huyện miền núi nghèo, chủ yếu thuần nông nên tình hình thời tiết phức tạp, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân…Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu, công tác quản lý ngân sách của huyện.

- Bộ máy quản lý NSNN từ huyện tới cơ sở còn chưa thực sự năng động, sáng tạo, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN còn nhiều hạn chế. Nhiều sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân sách đều do chủ quan trong quản lý, điều hành ngân sách gây ra, thậm chí có những vấn đề đã biết rõ việc sử dụng NSNN không đúng pháp luật, không có hiệu quả nhưng vì lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích cá nhân vẫn

quyết định triển khai thực hiện, phân bổ vốn đầu tư từ NSNN thiếu tập trung, dàn trải, quá thời gian quy định. Sau khi Luật ngân sách ra đời và tổ chức triển khai thực hiện, ngân sách xã đã được xác định là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN. Tuy nhiên, giữa yêu cầu quản lý theo Luật và trình độ đội ngũ kế toán còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, cán bộ tài chính xã chưa được quan tâm đúng mức về thu nhập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn.

Việc công khai, triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban, xã, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, của các đoàn thể chính trị - xã hội, của các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý và sử dụng NSNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách. Tình trạng tài chính khối xã, thị trấn không lành mạnh chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, vẫn còn tình trạng nể nang nương nhẹ, nên có những khoản thu sai, những khoản chi qua nhiều năm vẫn không giải quyết dứt điểm được.

Chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý NSNN một cách đúng mức để làm gương cho người khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Trên cơ sở khoa học về vấn đề lý luận chung về quản lý ngân sách nhà nước ở Chương 1, Chương 2 luận văn khái quát tình hình kinh tế, xã hội huyện Ea Súp cũng như tình hình NSNN huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk .

Trong chương 2 luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ở ba nội dung chính là công tác lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán NSNN và quyết toán NSNN, công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những đánh giá chung về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Đó cũng là cơ sở để luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý NSNN huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý ngân sách huyện Ea Súp

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w