Đối với tỉnh ĐắkLắk

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 120 - 132)

2 Thực trạng quản lý ngân sách huyện Ea Súp thời kỳ 015-0 0

3.2.2. Đối với tỉnh ĐắkLắk

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập dự toán, giao cho kế hoạch thu chi ngân sách. Cụ thể: Khắc phục việc phân bổ kinh phí hành chính theo đầu người, không tính đến đặc thù của đơn vị;, Phải đảm bảo phát huy quyền chủ động cho huyện đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán ngân sách để có sự trợ cấp cân đối hợp lý; Giao chỉ tiêu ngân sách chậm nhất trong tháng 12 hàng năm.

Trải qua gần 02 năm dịch Covid-19 hoành hành, và hiện đang đối mặt với làn sóng thứ ba của dịch bệnh, việc điều hành và thực thi hoạt động thu ngân sách nhà nước cần linh hoạt linh hoạt để vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa hỗ trợ người nộp thuế trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thu, chi ngân sách cho các huyện, thành phố, thị xã nhất là các khoản đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Theo điều 34 Luật ngân sách nhà nước có ghi nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản đối với ngân sách cấp huyện “phải có chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị đang thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh”. Vì vây, trong thời gian tới cần bổ sung nhiệm vụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như công trình điện chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước cho ngân sách huyện.

Đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách được đúng tầm, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính - Kho bạc - Thuế đáp ứng được theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền cũng như phục vụ cân đối ngân sách trên địa bàn huyện. Tỉnh cần tăng cường hướng dẫn, định kì kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về chính sách, chế độ đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính ở huyện và các xã thị trấn.

Tình trạng lãng phí, chưa tiết kiệm vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực với mức độ khác nhau, phổ biến là: quản lý biên chế hành chính và nợ lỏng lẻo, chất lượng quy hoạch đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn chưa cao, chi chuyển nguồn lớn và không giảm, sử dụng ngân sách sai mục đích, vượt định mức, tiêu chuẩn, phê duyệt dự án vượt quá khả năng cân đối vốn, khởi công mới, bố trí vốn dàn trải, thi công kéo dài dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn,..Việc tiết kiệm chi phải thực hiện đồng thời cả chi thường xuyên và chi đầu tư. Tiết kiệm chi NSNN phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài trong hoạt động quản lý NSNN các cấp, các ngành, đơn vị. Cùng với việc quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội, việc triệt để tiết kiệm chi NSNN chính là thiết thực góp phần vào quá trình lành mạnh tài chính vĩ mô và phát triển bền vững đất nước. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải trở thành suy nghĩ, hành động thường xuyên, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân, trước hết là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Mỗi người phải thật sự vì việc chung, lợi ích chung, mở rộng dân chủ; kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Trên cơ sở thực trạng quản lý chi NSNN, luận văn xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chung và những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn sắp tới. Cụ thể áp dụng với huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, luận văn đề xuất 8 giải pháp sau: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ea Súp; thực hiện tốt về phân cấp quản lý chi ngân sách; hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý ngân sách đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo hướng đầu ra; hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách; tổ chức thực hiện có hiệu quả chi ngân sách phải thực hiện tốt chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai tài chính và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công; hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ quản lý tài chính ngân sách; thường xuyên đổi mới công tác chi ngân sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính - ngân sách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sư đòi hỏi của các quy luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu ngân sách nhà nước. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở trên địa bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND huyện cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:

Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý ngân sách nhà nước của huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy huyện phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Thực tiễn quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện của huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu, chi ngân sách ở trên địa bàn. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ bàn huyện. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với huyện nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản ngân sách nhà nước cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý ngân sách nhà nước nói riêng.

Thông qua thực hiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn huyện có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý ngân sách để giúp cho huyện thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Đề tài đã luận văn đã nêu rỏ những vấn đề cơ bản từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sỏ đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn sẽ giúp cho huyện có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND huyện, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức CTXH từ huyện cho đến xã, thị trấn cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan Tài chính. Mặt dù đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn có giá trị áp dụng vào công tác quản lý ngân sách nhà nước ở địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Luật ngân sách nhà nước (Luật số: 83/2015/QH13) ngày 25 tháng 6 năm 2015

[2]. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

[3]. Thông tư số 59/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23/6/2003 về hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

[4]. Thông tư số 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/10/2012 về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua khoa bạc nhà nước.

[5]. Nguyễn Thế Anh (2012) “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội”, học viện Chính Trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh

[6]. Đoàn Công Tâm (2014) “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”,

[7]. Phạm Văn Thịnh (2011) “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát”,

[8]. Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến 2020”, trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh

[9]. Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011) “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ”, Đại học Đà Nẵng.

[10]. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng

[11]. Mẫn Quý Yên (2012) “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2012”, Đại học Thái Nguyên.

[12]. Đặng Hồng Bảo (2015) “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, Đại học Tài chính – Marketing.

[13]. Nguyễn Thị Chiện (2018) “Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia

[14]. Huỳnh Thị Đào (2018) “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia.

[15]. Đỗ Đăng Khoa (2018) “Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông , Học viện Hành chính Quốc gia

[16]. Nguyễn Anh Tuấn (2020) “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia.

[17]. https://easup.daklak.gov.vn

[18]. https://www.mof.gov.vn

[19]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk - Trang chủ (daklak.gov.vn)

[20]. Báo cáo quyết toán NSNN huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk các năm 2017; 2018; 2019

PHỤ LỤC

Bảng 1: Dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2017; 2018; 2019.

Nội dung

Tông thu cân đối NSNN

Thu nội địa

Thu từ khu vực DNNN do Trung ương quản lý

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Thuế thu nhập cá nhân Lệ phí trước bạ Thu phí, lệ phí

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Tiền cho thuê đất , thuê mặt nước Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Thu khác ngân sách

Bảng 2: Dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2017; 2018; 2019.

TT Nội dung

I

Tổng chi NSNN trên địa bàn huyện

1 Chi đầu tư phát triển

2 Chi thường xuyên

2.1 Chi sự nghiệp kinh tế

2.2 Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 2.3 Chi sự nghiệp VHTT-TDTT-PTTH

2.4

Chi đảm bảo xã hội, trợ cước 2.5 Chi quản lý hành chính - Đoàn thể 2.6 Chi quốc phòng 2.7 Chi an ninh 2.8 Chi khác ngân sách 2.9

Chi chi sự nghiệp bảo trường

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 120 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w