III. Thực trạng hoạt động Marketing của Côngty đường 126:
3. Nhận thức về Marketing:
Trên phương diện nhận thức về Marketing của Công ty đường 126 thì tất cả
cán bộ lãnh đạo và phòng ban của Công ty đã cónhận thức đúng đắn về vai trò,
nhiệm vụ của các hoạt động Marketing đối với sự phát triển và tồn tại cuat Công ty trong điều kiện thị trường xây dựng đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa thực sự quán triệt, vẫn chưa có bộ phận cóa bộ
phận Marketing hoàn chỉnh mà để nó tự hình thành ở các cấp lãnh đạo và phòng ban chức năng như Phòng Kế hoạch, Phòng Tài Vụ... Do đó vai trò và tác dụng của bộ phận Marketing vẫn chưa được Công ty khai thác triệt để.
Do chưa có bộ phận chuyên tráchvề Marketing nên việc phối hợp giữa mục
tiêu và hoạt động Marketing trong các phòng ban chưa được kết hợp một cách đồng bộ và ăn kớp. Các hoạt động Marketing chủ yếu do lãnh đạo của Công ty và các trưởng phòn thực hiện.
Bên cạnh đó, Công ty vẫn chưa đề ra chiến lược, chính sách Marketing một
cách cụ thể mà Công ty xây dựng mục tiêu trên cơ sở những mối quan hệ cũ nên chưa thâm nhập được vào thị trường mới, kết quả kinh doanh vẫn chưa cao. Hiện nay Công ty đang có mối quan hệ với chủ đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ GTVT, Ban quản lý dự án những công trình mà Công ty thi công... để qua đó thu thập thông tin dự báo xu hướng, nhu cầu xây dựng để từ đó có những kế hoạch
cụ thể cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công Công ty đường 126. Quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, các bạn hàng để kịp thời đảm bảo việc cưng ứng vật tư cho quá trình thi công trên cơ sở đảm bảo chất lượng, đảm bảo tính đồng bộ của vật tư theo các yêu cầu kiểm định của chủ đầu tư. Quan hệ với các tổ chức cung cấp thông tin cho Công ty mình, giới thiệu về Công Công ty đường 126 qua các hình thức báo chí, quảng cáo... để củng cố và thâm nhập thị trường mới.
Các hoạt động Marketing mà các phòng ban của Công ty đã thực hiện: Phòng chức
năng Các hoạt động Marketing đã thực hiện
Ban giám đốc Công ty
Giao tiếp với chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư... để tìm kiếm hợp đồng xây dựng đồng thời thu thập thông tin về nhu cầu xây dựng.
Phòng kế hoạch
Tham mưu cho Ban giám đốc để họ có những giao tiếp với
khách hàng . Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng kế hoạch
quý, năm, các mục tiêu trong những năm tới. Cùng phòng kỹ thuật giám sát nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư.
Phòng kỹ thuật thi công
Tham mưu cho Ban giám đốc trng việc xây dựng thiết kế tổ chức thi công, lập tiến độ thi công, nhu cầu vật tư, lao động cho từng công trình. Tiến hành thi công theo chất lượng, tiến độ... mà chủ đầu tư yêu cầu.
Phòng tài vụ
Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch thu chi tài chính, vay vốn, cấp vốn cho sản xuất kinh doanh... Tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng cho vay vốn để được lãi suất thấp.
Phòng vật tư thiết bị
Đảm bảo đủ nhu cầu về chất lượng vật liệu, tìm kiếm các vật liệu ở gần nơi thi công sao cho hợp lý. Tham mưu cho Ban giám đốc
trong lĩnh vực đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công nghệ đáp
ứng yêu cầu sản xuất, áp dụng những thành tưu công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Phòng tổ chức cán bộ
– lao động
Xem xét sự biến động bên ngoài có thể liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác trong quá trình sản xuất, xem xét việc tuyển dụng, bố trí cán bộ đúng khả năng và trình độ, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các chính sách đối với người lao động.
Phòng hành chính
Tham mưu với lãnh đạo Công ty trong việc tổ chức sắp xếp nội vụ cơ quan, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, công tác quan hệ đối ngoại.
Ban điều hành tạm thời
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công... những công trình mà công trường mình quản lý. Đại diện cho Công ty thiết lập các
mối quan hệ với chủ đầu tư, Ban quản lý dự án...
Đội công trình
Quản lý chung về mọi hoạt động sản xuất của đội, tự tìm kiếm hợp đồng xây dựng do tạo mối quan hệ với các Ban quản lý dự án.