IV. Chính sách xúc tiến: (kỹ thuật yểm trợ Marketing)
5. Chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp xây dựng:
• Do sản phẩm xây dựng là loại hàng nhiều khi không thể sản xuất thử để đem
đi chào hàng, không thể vận chuyển để phân phối trên các thị trường nên chính sách xúc tiến hay kỹ thuật yểm trợ Marketing trong doanh nghiệp xây dựng bao gồm những hoạt động sau đây:
- Quảng cáo: chào hàng, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về năng lực sản xuất
tiến bộ trong thi công xây lắp về mặt kỹ thuật, chất lượng, thời gian thi công... Khi đó mỗi công trình xây dựng được hàon thành bàn giao chính là sự đảm bảo danh dự của người sản xuất đối với sản phẩm của mình, là biểu hiện trình độ kỹ thuật xây dựng, trình độ tay nghề, biểu hiện năng lực sáng tạo về mặt kiến trúc và xây dựng.
- Nghệ thuật giao tiếp với chủ đầu tư trong khi kí kết hợp đồng, thực hiện
hợp đồng và bàn giao công trình.
• Do chính sách xúc tiến không có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
xây dựng nên ngân sách dành cho nó thường thấp hơn so với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nhưng không vì thế nó không giúp ích cho doanh nghiệp. Chính sách xúc tiến trong lĩnh vực xây dựng đóng vai trò chuẩn bị hơn là vai trò động lực. Mục tiêu của chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp xây dựng chỉ tập trung vào nhiệm vụ làm tăng uy tín, vị trí của doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Thuyết phục được khách hàng hay chủ đầu tư, có nghẹ thuật để thắng thầu
xây dựng, kí kết hợp đồng xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, thực hiện dịch vụ xây dựng.
- Mở rộng các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các quan chức bên ngoài
nhằm khai thác tối đa các thông tin để doanh nghiệp có thể nhanh chóng thâm
nhập vào thị trường. Đồng thời mở rộng quan hệ với các tổ chức tư vấn và các bạn hàng của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu nhu cầu, động cơ người tiêu dùng, từ đó sáng tạo ra những sản
phẩm mới, dịch vụ mới.
- Tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp qua việc thực hiện các hợp đồng xây
Chương v: thực trạng hoạt động Marketing của công ty đường 126.