PHẦN 5: QUY TRÌNH QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM AN TOÀN LAO ĐỘNG
5.4. An toàn sức khỏe công nhân [1]
Tất cả công nhân viên mới tuyển dụng vào làm việc tại xưởng phải có phiếu khám sức khỏe của cơ quan Y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc.
Công nhân viên làm việc tại xưởng được đóng bảo hiểm y tế và khám sức khỏe định kỳ, đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện Tỉnh.
Tại xưởng có tủ thuốc dự phòng sơ cứu trong trưởng hợp cần thiết.
Kiểm tra định kỳ
Công ty ký hợp đồng với Trung tâm Y tế Dự phòng Bình Thuận khám sức khỏe cho công nhân viên làm việc tại xưởng 1 lần / năm, công nhân làm việc trong phòng tinh chế, phòng trụng , cấp đông – bao gói khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.
Đánh giá tổng quan sức khỏe công nhân, có kế hoạch điều dưỡng và chữa trị kịp thời.
Kiểm tra hàng ngày.
Kiểm soát sức khỏe: Tổ kiểm soát vệ sinh hàng ngày phải kiểm tra tay của công nhân trước khi vào xưởng (lở, loét, nước ăn tay…)
Tai nạn lao động.
- Bị tai nạn, chảy máy tay…đưa ra ngoài xưởng sơ cứu. Nếu nặng đưa đi bệnh viện cấp cứu. Khi khỏi bệnh hoàn toàn mới trở lại xưởng làm việc.
- Tai nạn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: Phải khoanh tách lô để riêng và xin ý kiến xử lý.
Hàng ngày QC và các tổ trưởng tổ sản xuất, tổ trưởng vệ sinh giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của công nhân và nhân viên làm việc tại xưởng.
Học tập và giáo dục.
Công nhân viên làm việc trong xưởng phải được học tập an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thường xuyên nhắc nhở cho công nhân viên ý thực tự giác, khai báo các chứng bệnh ngoài da, bệnh lây nhiễm với quản lý xưởng hoặc người phụ trách theo dõi sức khỏe công nhân để được khám chữa bệnh kịp thời.
Tủ thuốc cứu thương.
Tại phòng y tế có tủ thuốc cứu thương.
Trong tủ thuốc cứu thương phải có: Băng cuộn không thấm nước, bông và băng dính, thuốc sát khuẩn (thuốc không có chloramphelycol và các hóa chất cấm sử dụng khác…)