Về ưu điểm:
Kể từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhất là FDI từ EU đã đáp ứng được cơ bản những mục tiêu phát triển kinh tế của việt nam tạo dựng cơ sở ban đầu quan trọng và đóng góp phần đáng kể
thời gian qua và một số nhận định của các chuyên gia kinh tế, có thể đánh giá chung FDI của EU vào VN như sau:
- FDI của EU đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển tại Việt Nam.
- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước.
- Việc tăng cường thu hút FDI từ EU đã tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.
- Doanh nghiệp FDi của EU giải quyết vấn đề việc làm của người lao động. - Tác động lan tỏa công nghệ tiên tiến, hiện đại từ châu Âu.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp hóa hiện đại hóa.
Trong số những ưu điểm trên, đặc biệt, các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ, góp phần tích cực tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Xu thế đầu tư trực tiếp của EU hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ,...). Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI từ EU đã mang đến một số công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực, như dầu khí, công nghiệp nặng, dịch vụ bưu chính,... tại Việt Nam.
Về hạn chế:
Nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam cũng không tránh khỏi các hạn chế: Thứ nhất, quy mô dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng về vốn, công nghệ và kỹ thuật hiện đại của các nhà đầu tư EU. Hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp FDI.
Thứ hai, số lượng dự án FDI có quy mô lớn chưa đạt mức như ky vọng, trong có các dự án thuộc các lĩnh vực là lợi thế của các nước EU, đồng thời là lĩnh vực
công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng,... Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá, đầu tư của EU vào Việt Nam chưa tương xứng với kỳ vọng, bởi thực tế chúng ta rất muốn nguồn vốn chất lượng cao này đầu tư nhiều hơn, từ đó tạo nên những áp lực cải cách mạnh mẽ hơn
Thứ ba, nhiều dự án đầu tư của EU vẫn chỉ tập trung tận dụng nguồn lao động giá rẻ tại Việt Nam để thực hiện các công đoạn lắp ráp, chế biến sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu, có giá trị công nghệ không cao, công nghệ chuyển giao lạc hậu.