Giải pháp thu hút vốn FDI từ EU

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY MÔ DÒNG VỐN FDI CỦA EU RA NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 40)

 Môi trường thể chế, chính sách:

Thứ nhất, Việt Nam cần khẩn trương rà soát và hoàn thiện quy hoạch quốc gia về thu hút FDI. Dòng vốn FDI từ EU là động lực lớn thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam. Điều này xuất phát từ việc doanh nghiệp EU nói chung rất coi trọng pháp quyền và có yêu cầu về chất lượng thể chế rất mạnh mẽ. Nhà nước cần thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về thể chế và môi trường kinh doanh của Việt Nam với quốc tế.Trong đó xác định chủ động thu hút,

hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước nước ngoài đến năm 2030. Trong đó xác định chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

 Quy hoạch hiệu quả:

Các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng "vốn mỏng", chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng"; Xây dựng cụ thể danh mục hạn chế, không thu hút đầu tư nước ngoài; Xây dựng cơ chế đánh giá và tiến hành rà soát đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Việt Nam cần thúc đẩy quá trình giải ngân, không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường.

Mặt khác, tăng cường thu hút FDI vào các lĩnh vực khác nhau, địa phương khác nhau, đa dạng hóa các nước đầu tư trong EU, giảm mất cân đối quy mô dòng vốn trong các lĩnh vực đầu tư, nước đầu tư, khu vực đầu tư.

 Cải thiện các điều kiện hạ tầng:

Với trình độ khoa học và kỹ thuật tiên tiến, các nhà đầu tư EU cũng đòi hỏi nước ta cũng có thể đáp ứng được tương xứng. Mặt khác, cải thiện cơ sở hạ tầng giúp nâng cao hình ảnh và thu hút dòng vốn đầu tư FDI.

Theo báo cáo Viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu (Global Infrastructure Outlook), tính đến năm 2040, dự báo mức đầu tư cơ sở hạ tầng thực tế (26 tỷ USD) của Việt Nam sẽ đạt 83% tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng (32 tỷ USD)

nếu duy trì xu hướng đầu tư hiện tại. Trong đó, giao thông đường bộ sẽ là lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất trong chi tiêu cho hạ tầng.

Do đó, nước ta cần tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng để làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Nguồn vốn tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng chỉ chiếm tập trung vào các lĩnh vực: cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải...); hệ thống giao thông vận tải; đảm bảo các dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.Hoàn chỉnh các quy hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng.

 Nâng cao chất lượng nhân lực:

Tại Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” được tổ chức cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, “Sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp là sự nghiệp có ảnh hưởng đến thành bại của công cuộc phát triển một quốc gia trong quá trình chuyển đổi”. Trong quá trình ấy, giáo dục đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là cấp học cuối, không chỉ trực tiếp cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động, mà còn là “chìa khóa” cho sự thịnh vượng quốc gia.

Đào tạo lao động trình độ cao, đáp ứng các ngành được các nhà đầu tư EU quan tâm như công nghiệp chế tạo, điện, khí… Nâng cấp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đội ngũ giảng viên các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới,

Mặt khác, Nhà nước cần có các chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động hợp tác giáo dục đào tạo nhằm trang bị những kiến thức, trình độ khoa học - kĩ thuật cho người lao động.

 Tiếp tục quảng bá và xúc tiến đầu tư FDI:

Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước trong EU, bởi có rất nhiều nước trong EU đầu tư FDI có quy mô còn nhỏ. Vì vậy, đây có thể là các nhà đầu tư tiềm năng.

Việt Nam có thể xúc tiến đầu tư thông qua các buổi gặp mặt giữa Chính phủ với các TNCs của EU, ký kết các văn bản hợp tác và đầu tư với EU nói chung và các nước trong khối nói riêng. Đồng thời, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến các đối tác EU.

Ví dụ: Hiệp định EVFTA – Hiệp định thương mại và tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu được khởi Chủ tịch nước Việt Nam và Chủ tịch EU khởi động đàm phán vào năm 2010. Ngày 30/6/2019, Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA (nội dung của EVFTA 2019 so với 2010 không bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư, bảo hộ đầu tư thành hiệp định mới, Hiệp định Bảo hộ đầu tư– IPA).Mới đây , ngày 30/3/2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA. Các cam kết cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại trong EVFTA ở mức độ rất cao là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy FDI vào Việt Nam.

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu đã đi sâu phân tích quy mô dòng vốn FDI của EU ra nước ngoài trên nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời đã có những liên hệ tới dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp giúp Việt Nam thu hút và tận dụng vốn FDI của EU.

Ưu điểm của bài nghiên cứu đó là đã phân tích, tổng hợp số liệu, thông tin một cách có hệ thống và khá đầy đủ, tìm kiếm thông tin ở các nguồn chính thống, tạo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu có thể đóng góp ở mặt tài liệu tham khảo cho mục đích nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giảng viên và sinh viên nghiên cứu kinh tế.

Tuy nhiên, do còn có hạn chế về mặt thời gian, nguồn tài liệu và năng lực của người viết, bài nghiên cứu có thể không tránh khỏi có các thiếu sót và khuyết điểm: một số thông tin còn lấy ở nguồn thứ cấp, số liệu thống kê ở chương 3 chưa đầy đủ trong các năm do chưa tìm được tài liệu,…Do đó, hướng phát triển của đề tài trong tương lai đó là tiếp tục tìm kiếm thông tin để bổ sung, hoàn thiện các số liệu còn thiếu sót.

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Thế Cường (2008), Đầu tư trực tiếp của liên minh châu Âu vào

VN, Luận văn thạc sỹ ĐH kinh tế, ĐHQGHN.

2. Nguyễn Thế Cường( 2018),Vài nét về đầu tư nước ngoài của EU vào Việt

Nam trong những năm gần đây,tạp chí nghiên cứu châu âu

3. Đặng Thị Tuyết Mai, (2017), Nghiên cứu về triển vọng đầu tư trực tiếp của

EU vào Việt Nam

4. Đinh Mạnh Tuấn (2006), Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU

vào VN, Tạp chí Cộng Sản số 20.

5. Nguyễn Trần Minh Trí(2019) ,giải pháp tăng cường thu hút FDI chất lượng

cao từ EU

6. Nguyễn Xuân Trung (2009), tìm hiểu về một số đặc điểm và chính sách đầu

tư ra nước ngoài của nhà đầu tư EU trước khủng hoảng kinh tế Tài liệu nước ngoài

7. Fraser Cameron (2005), phân tích quan hệ giữa EU và Ấn Độ

8. Insa Ewert (2016), nghiên cứu thảo thuận đầu tư song phương của EU và

Trung Quốc Trang web 9. http://tapchicongsan.org.vn/tin-binh- luan/-/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/thu-hut-au-tu-truc-tiep-nuoc- ngoai-tu-lien-minh-chau-au-vao-viet-nam-thuc-trang-va-trien-vong 10. https://baodauthau.vn/dau-tu/ky-vong-lan-song-dau-tu-moi-tu-eu- 121644.html 11.http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/14230-thu-hut-fdi-tu-my-va-eu-van- khiem-ton-so-voi-tiem-nang 12. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trien-vong-thu-hut-fdi-tu-eu- vao-viet-nam-319058.html 13.https://outlook.gihub.org/countries/Vietnam

14.http://gdnn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/37523/seo/Mot- so-hinh-tai-Dien-dan-Nang-tam-ky-nang-lao-dong-Viet-Nam-/Default.aspx 15. http://evfta.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=fb203c7b-54d6-

4af7-85ca-c51f227881dd

16.OECD (2020), Outward FDI flows by industry (indicator). doi: 10.1787/a5103900-en (Accessed on 18 April 2020

17.https://ec.europa.eu/eurostat/statisticsexplained/index.php/Foreign_direct_in vestment_flows? fbclid=IwAR1C8ELo1slCWwCuPzTC1ES5c8IR4FR3m2AtV0AOOddfnIR fmU9-t_044x8#EU-28_FDI_investment_partners 18. https://ec.europa.eu/eurostat/statisticsexplained/index.php/Archive:Foreign_ direct_investment_statistics? fbclid=IwAR2ogrYMqsWufw2nynswoH8PrEKU54jg0bNQJ8K-U- dFvTpdwy4kp1kMwMQ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY MÔ DÒNG VỐN FDI CỦA EU RA NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w