hiệu quả
- Môi trường đầu tư ở VN còn yếu kém:
Cơ sở hạ tầng ở VN vẫn chưa thực sự đồng bộ,luật đầu tư còn nhiều yếu kém không nắm bắt tình hình kinh tế hiện tại,thủ tục rườm rà. Các nhà đầu tư từ EU quan ngại như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tính minh bạch, sự thay đổi thường xuyên của hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, đặc biệt là luật hóa các nội dung bảo đảm đầu tư để nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn có thể yên tâm đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
“Tuy đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam, nhưng phải chăng chúng ta chưa có môi trường đầu tư đủ hấp dẫn và có tính chọn lọc để thu hút được nhiều hơn các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực về tài chính và công nghệ đến từ các nước phát triển có công nghệ cao, công nghệ nguồn đầu tư vào Việt Nam” - ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận định.
Đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu chính là chủ yếu dựa vào công nghệ, nên yêu cầu về lao động của các doanh nghiệp này không chỉ đơn thuần là nhân công giá rẻ mà bắt buộc đòi hỏi có kỹ năng và trình độ chuyên môn. Sự thiếu hụt kỹ năng lao động nổi lên như một rào cản đối với việc thu hút FDI, và đối với hoạt động kinh doanh nói chung.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém:
Với các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là có hàm lượng công nghệ cao, nhà đầu tư cũng tìm kiếm thị trường có cơ sở hạ tầng tương xứng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn được đánh giá chưa đáp ứng đủ nhu cầu này.
- Mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu đầu tư:
Phần lớn nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng, trong đó chủ yếu là lĩnh vực khai thác dầu khí. Trong khi đó khu vực nông nghiệp và dịch vụ rất có tiềm năng nhưng vốn đầu tư vào hai khu vực này lại rất thấp.