I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.2. Quan điểm sử dụng đất
- Khai thác triệt để, sử dụng toàn bộ quỹ đất đai vào các mục đích cụ thể, không để tình trạng còn đất trống đồi núi trọc. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để bố trí cây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, thương mại du lịch, đô thị, khu dân cư... theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ sử dụng quỹ đất phù hợp đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ của huyện, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển của huyện.
- Sử dụng đất chuyên dùng, đất ở cần triệt để tiết kiệm, bố trí sử dụng các loại đất này vừa căn cứ vào điều kiện thực tế và các yêu cầu trước mắt, vừa phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển về lâu dài theo xu hướng tăng dần các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trước mặt và phát triển đô thị mới trong tương lại gần. Thường xuyên rà soát lại và kiểm tra tình hình sử dụng quỹ đất của các tổ chức cá nhân để phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp sử dụng lãng phí quỹ đất. Quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt.
- Đối với các vùng đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả khi trưng dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp cần phải có kế hoạch thu gom tầng đất mặt để cải tạo các vùng đất bạc màu khác, nhằm bù lại diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Xây dựng các công trình thuỷ lợi như hồ chứa nước, kè sông, đập ngăn mặn, kè biển để hạn chế lũ lụt, rửa trôi đất và mặn hoá đất...
- Sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, theo lợi thế so sánh, không áp đặt thiên nhiên theo ý muốn chủ quan để tránh đầu tư quá tốn kém nhưng không hiệu quả.
- Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt trạng thái rừng tự nhiên đặc biệt là phòng hộ đầu nguồn. Khoanh nuôi, trồng rừng kết hợp với trồng cây nông nghiệp lâu năm để duy trì độ che phủ rừng.
- Tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Cụ thể, có các hoạt động chính: sử dụng dữ liệu có liên quan đến khí hậu, đánh giá tiềm năng đất đai và các rủi ro biến đổi khí hậu có thể gây ra, đánh giá về mặt môi trường đối với các phương án quy hoạch nhằm xem xét các tác động của phương án quy hoạch tới khí hậu và ngược lại.
- Việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tăng cường phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế mức thấp nhất tình trạng đốt rừng, phá rừng làm rẫy để bảo vệ tầng đất mặt cũng như bảo vệ môi trường sống.